Dưới từng thớ đất thiêng…

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cần mẫn khảo sát, thống kê, tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, những người lính của Đội K51 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Dak Lak) đã và đang miệt mài, thận trọng lật từng thớ đất trên địa bàn huyện vùng biên Ea Súp để hoàn thành trọng trách được giao phó này.

Thực hiện kế hoạch, đầu tháng 10 đến nay, Đội K51 tiếp tục quay trở lại tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ trên địa bàn huyện Ea Súp. Thượng tá Đỗ Văn Thiệu, Chính trị viên Đội K51 tâm tình rằng, nếu tình hình dịch COVID-19 không phức tạp, Đội đã triển khai nhiệm vụ sớm hơn rất nhiều. Tuy gặp khó khăn, nhưng bằng kỹ năng, kinh nghiệm lâu năm các anh đã khai thác được nhiều nguồn thông tin giá trị để phục vụ cho công tác tìm kiếm, quy tập tại các xã. Qua đó, các đơn vị, lực lượng đã phối hợp cùng nhân dân tìm được 10 hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.

 

Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ trên địa bàn xã Ea Rốk (huyện Ea Súp).
Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ trên địa bàn xã Ea Rốk (huyện Ea Súp).


Đáng chú ý nhất là thông tin mộ liệt sĩ trên địa bàn xã Ea Rốk. Theo người dân, năm 1972 có nhìn thấy xe của lính ngụy chở 8 chiến sĩ cách mạng đã bị bắn chết, bỏ xuống hố chôn tập thể rồi dùng xe ủi lấp lại tại cuối đường bay thuộc sân bay dã chiến An Tân của ngụy. Cùng với thông tin này, Ban Liên lạc Trung đoàn 25 cũng chia sẻ rằng, khu vực sân bay dã chiến này trong kháng chiến chống Mỹ, bộ đội ta từng có nhiều trận chiến đấu ngoan cường chống lại kẻ thù, trong đó nhiều đồng chí mãi mãi nằm lại nơi chiến trường khi tuổi đời còn rất trẻ.

Gần 50 năm sau, sân bay dã chiến ngày nào giờ đã thành nương rẫy. Có mặt giữa vườn điều loang lổ bùn rác sau trận lũ giữa tháng 10, cán bộ, chiến sĩ Đội K51 đào đất, xẻ hào, quyết tìm bằng được dấu tích của các liệt sĩ còn nằm trong lòng đất. Gần nửa tháng tìm kiếm trên diện tích gần một héc ta, cuối cùng, ngày 1-11, Đội K51 cũng phát hiện một hố chôn tập thể liệt sĩ nằm ở độ sâu hơn một mét. Trong khoảng diện tích 8 m2 được các anh đào tìm đã phát hiện thấy rất nhiều loại xương trộn lẫn vào nhau; nhiều cúc áo quần, mặt thắt lưng, đế giày cao su, thậm chí là những đầu đạn còn găm vào xương và những miếng vải áo bị cháy nham nhở. Cẩn trọng, nhẹ nhàng tìm tiếp những di vật của đồng đội sau gần nửa thế kỷ nằm lại dưới lòng đất, những người lính Đội K51 như không muốn người đã khuất đau thêm lần nữa, và càng không muốn để sót bất cứ một di vật nào…

 

Huyện Ea Súp tổ chức trọng thể, trang nghiêm lễ truy điệu, an táng hài cốt các liệt sĩ.
Huyện Ea Súp tổ chức trọng thể, trang nghiêm lễ truy điệu, an táng hài cốt các liệt sĩ.


Khắc phục mọi khó khăn, đặc biệt là điều kiện dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, từ đầu năm đến nay, Đội K51 đã phối hợp tìm kiếm được 21 hài cốt liệt sĩ trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Trong đó, huyện Ea  Súp có 13 hài cốt liệt sĩ được tìm thấy, hầu hết chưa rõ danh tính”.

Thượng tá Trịnh Ngọc Kiệm, Đội trưởng Đội K51

Ít ngày sau, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ea Súp đã tổ chức trọng thể lễ truy điệu và an táng hài cốt 10 liệt sĩ vừa được tìm thấy trên địa bàn. Buổi lễ thực hiện giữa mùa dịch tuy ngắn gọn, nhưng vẫn bảo đảm trang nghiêm như lần nữa khẳng định rằng thế hệ được hưởng độc lập, hòa bình hôm nay luôn khắc nhớ công lao các anh hùng liệt sĩ…

Tiếp tục triển khai nhiệm vụ của mình, trên 20 cán bộ, chiến sĩ của Đội đã và đang có mặt tại nhiều thôn, buôn trên địa bàn huyện Ea Súp để thu thập thông tin, đào xới, tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ. Bất cứ nơi nào có thông tin về mộ liệt sĩ, các anh đều không quản ngại khó khăn, quyết tâm tìm và đón bằng được đồng đội nằm lại hàng chục năm trên chiến trường. Tuy chẳng còn lạ lẫm gì với công việc này bởi hầu hết đều đã quá dạn dày kinh nghiệm đi tìm liệt sĩ trên nước bạn Campuchia, nhưng mỗi khi phát hiện thấy hài cốt đồng đội nằm lại nơi chiến trường, các anh vẫn rưng rưng xúc động như tìm thấy chính thân nhân của mình sau hàng chục năm cách trở.

Ở lại huyện vùng biên dài ngày, Đội K51 trú tạm tại Ban Chỉ huy Quân sự các xã. Những tháng cuối năm 2021, mưa nắng, lũ lụt thất thường khiến những con đường thu thập nguồn tin, tìm kiếm trở nên trơn lầy, khó di chuyển. Nguồn nước sử dụng dẫu dồi dào, nhưng bị nhiễm đá vôi nặng, khiến bộ đội K51 phải lọc thủ công trước khi dùng. Việc ăn ở, sinh hoạt giữa mùa dịch COVID-19 dẫu có những phức tạp, khó khăn, song Đội K51 vẫn gắng khắc phục, bảo đảm tốt nhất sức khỏe cho bộ đội. Thượng tá Đỗ Văn Thiệu, Chính trị viên Đội K51 cười hiền: “So với những mùa khô trên đất bạn, ở đây như vậy quá tốt rồi. Theo kế hoạch, anh em sẽ tiếp tục nhiệm vụ đến hết tháng 12 và sẽ mở rộng diện tích, địa bàn tìm kiếm với quyết tâm đón được tất cả đồng đội về nơi an nghỉ trang nghiêm, chu đáo”.


https://baodaklak.vn/an-ninh-quoc-phong/202111/duoi-tung-tho-dat-thieng-2a019f9/

Theo QUỲNH ANH (baodaklak)

Có thể bạn quan tâm

Hào hùng một thời hoa lửa

Hào hùng một thời hoa lửa

“Trưa 2/4/1975, thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) nội thành chiếm rạp hát Hòa Bình (Đà Lạt), treo lá cờ Mặt trận Giải phóng và băng rôn “Hoan hô Quân Giải phóng miền Nam” lên nóc rạp hát.

Mùa vàng dưới những rặng cây

Mùa vàng dưới những rặng cây

Những quả cây vàng ươm rụng xuống nằm lổn nhổn dưới rừng cây đã đến mùa thu hoạch. Từng đoàn người lụm cụm nhặt lấy phần hạt tinh túy nhất mang về cho chủ vườn, đưa vào các nhà máy, chế biến thành loại hạt giá trị cao cung ứng cho thị trường khắp thế giới.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.