Hương rượu ghè ngày Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- 10 năm trở lại đây, cơ sở rượu ghè Tuyết của bà Đinh Thị H'Phiên ở thị trấn Đak Pơ đã cung cấp ra thị trường hàng chục ngàn ghè rượu, đưa chúng trở thành món quà ý nghĩa mỗi dịp Tết đến xuân về.

 

Khi còn công tác tại TP. Pleiku, những lúc rảnh rỗi, bà H'Phiên thường tranh thủ nấu rượu ghè để uống vào các dịp lễ, Tết và đãi khách. Vị rượu ghè đậm đà của bà H'Phiên được mọi người truyền tai nhau. Thế là mỗi năm, bạn bè các nơi lại dặn bà nấu thêm vài ghè rượu để mua về uống vào dịp Tết. Sau khi về hưu, bà chuyển về sinh sống tại làng Leng Tô (thị trấn Đak Pơ). Bằng những kinh nghiệm được mẹ truyền lại và do bà tích lũy suốt bao năm, bà H'Phiên bắt đầu nấu rượu ghè để bán ra thị trường và gây dựng thương hiệu rượu ghè Tuyết.

Bà H'Phiên bên những ghè rượu thành phẩm. Ảnh: N.H
Bà H'Phiên bên những ghè rượu thành phẩm. Ảnh: N.H



Để có rượu ngon dịp Tết, năm nào cũng vậy, cứ đến tháng 11 Âm lịch, bà H'Phiên cùng các con cháu lại tất bật chuẩn bị ủ rượu. Rượu của gia đình bà được làm từ bo bo và bông cỏ. Bo bo sau khi thu hoạch về đem phơi khô, mang đi xay xát để loại bỏ lớp vỏ trấu; bông cỏ thì đem phơi rồi dùng cây đập lấy hạt. Cả 2 loại nguyên liệu sau đó được nấu chín, rải ra nia cho nguội rồi rắc men lên. Tiếp tục trộn đều 2 nguyên liệu này lại với nhau, ủ 2 ngày, 2 đêm rồi bỏ vào từng ghè; cuối cùng phủ lên miệng ghè miếng lá chuối, thêm miếng vải đỏ cho đẹp mắt rồi buộc thật chặt nhằm giữ nhiệt và ngăn không thoát hơi men, sau 1 tháng là có thể uống được. “Men rượu này mình làm hoàn toàn từ tự nhiên. Thành phần chính là vỏ cây hyam trên rừng, gạo, ớt bay, gừng, riềng và một số loại lá, rễ cây rừng… Mình đem giã, trộn lại, rồi nắn thành từng miếng, treo gác bếp để men không bị hỏng và đảm bảo độ thơm ngon của rượu. Rượu được làm từ men tự nhiên này rất ngon, ngọt, có mùi thơm dịu nhẹ”-bà H'Phiên chia sẻ.

10 năm nay, rượu ghè Tuyết đã không còn là cái tên lạ lẫm với người dân huyện Đak Pơ. Không chỉ vậy, rượu ghè Tuyết đã xuất hiện ở nhiều nơi từ Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Định đến TP. Hồ Chí Minh. Trung bình mỗi ngày, gia đình bà H'Phiên nấu khoảng 10-12 nồi bo bo và bông cỏ để ủ rượu. Mỗi nồi như vậy, bà ủ được khoảng 10 ghè. Mỗi khi có khách gọi, bà lại chở ghè đến giao tận nơi. Riêng Tết này, bà ủ hơn 200 ghè để cung cấp ra thị trường. Mỗi ghè có giá 250.000-500.000 đồng với 3 hương vị gồm: bo bo, bông cỏ và thập cẩm (bo bo và bông cỏ).

“Từ khi tôi còn nhỏ, mẹ tôi đã dạy phải cố gắng giữ được loại thức uống truyền thống này để truyền lại cho con cháu. Hầu hết bà con mình đều biết ủ rượu, nhưng tùy vào cách thức của mỗi người mà sẽ tạo ra những hương vị khác nhau. Rượu ghè làm bán không chỉ giúp có thêm nguồn thu nhập mà còn góp phần gìn giữ nét văn hóa dân tộc mình”-bà H'Phiên bộc bạch.

Ông Nguyễn Hiệp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Pơ-cho biết: Sản phẩm rượu ghè Tuyết vừa được UBND huyện Đak Pơ trao chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2019. Thực hiện Đề án mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018-2020 và định hướng đến năm 2030, huyện Đak Pơ đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị tỉnh công nhận sản phẩm rượu ghè Tuyết là sản phẩm đặc trưng của địa phương.

 NGUYỄN HIỀN

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.