Hương mùi già

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nếu ai đã từng có tuổi thơ đẫm mình trong làn nước mùi già ấm nóng những ngày cuối năm, hẳn sẽ không thể quên mỗi khi Tết đến.


Ấy là khi trên bếp lửa nồi nước lá thơm hương cuộn gió bay khắp các căn phòng, đánh thức khứu giác và sau đó lại mơn man trên làn da mềm mại theo từng gáo nước ấm áp nhẹ nhàng dội xuống. Dư vị của những gáo nước thơm phức ấy là sự khoan khoái dễ chịu đến vô cùng. Tôi đồ rằng, nếu ai đó đã từng chìm đắm trong hương quê dân dã ấy thì mãi mãi sau này vẫn cứ luyến lưu. Tết đến xuân về, chưa tắm nước mùi già thì chưa thể gọi là trọn vẹn.

Năm tháng tuổi thơ của tôi và các con chắc chắn chẳng thể thiếu hương vị Tết ấy. Mùi thơm của lá sẽ làm xua tan đi bầu không khí nặng nề, vị cay nồng trong làn nước ấm sẽ gột rửa những thất bại rủi ro, muộn phiền của năm cũ và mang đến cho cơ thể một cảm giác bình dị không gì sánh được. Tâm thư thái, thân nhẹ nhàng sẵn sàng đón những điều mới mẻ của vòng quay luân hồi là một điều ai cũng ước ao. Không những thế, với dược tính tốt cho sức khỏe con người, lại an toàn thân thiện với thiên nhiên với môi trường thì cũng không chỉ những ngày cuối năm chúng ta mới được tận hưởng. Chúng ta có thể tặng chính mình và những người thân cảm giác thư thái này ngay cả những ngày trong năm bất cứ lúc nào ta thích. Nhưng trong những ngày áp Tết, hương mùi già mới thật đặc biệt, nó gợi lại những điều xưa cũ để con người lắng lòng cùng hoài niệm, để yêu hơn những giây phút yên bình, lắng đọng, để thả mình về với dấu yêu xưa.

Có vô vàn mùi hương nhắc nhớ và đi cùng ta theo năm tháng rộng dài. Không chỉ riêng tôi mà có lẽ sẽ có rất nhiều người cùng cảm giác. Mùi nhang trầm trong không khí linh thiêng của đất trời trên mâm cỗ đêm ba mươi Tết bao giờ cũng thật sự ấm cúng. Hương lúa ngạt ngào khiến cho ta cảm thấy quê hương gần gũi, dịu dàng biết nhường nào. Mùi hoa bưởi, hoa chanh thoang thoảng trong từng gáo nước gội đầu gợi lại cả một thanh xuân e ấp. Mùi mồ hôi mặn chát của mẹ cha sau những buổi lao động mệt nhoài… Những mùi hương ấy gần gũi với chúng ta suốt cả cuộc đời. Tuổi thơ trôi đi trong những điều nhỏ nhặt, bình dị ấy. Những tưởng mọi thứ đã nhạt nhòa, nhưng ký ức luôn là món quà vỗ về lòng ta trước guồng quay cuộc sống. Bây giờ, chúng ta dễ dàng tìm cho mình mùi hương đặc trưng từ những chai nước hoa đẹp đẽ, sang trọng, đắt tiền. Nhưng những mùi hương ấy làm gì mang trong mình những kỷ niệm dịu dàng của một thời thơ ấu. Mùi hương ấy chỉ thơm nhất thời và cũng tan loãng nhạt phai ngay sau đó, nó chẳng để lại những dư vị ngọt ngào ngan ngát, mộc mạc, chân quê khiến cho người ta có thể nhớ suốt cuộc đời.

Có câu “gừng càng già càng cay” cũng đúng với mùi càng già càng nồng. Những loại cây dân dã này càng về già càng giữ lại được độ tinh túy. Mùi thơm cũng có thể là một liệu pháp chữa bệnh. Những tinh dầu mang tính ấm nóng vừa tạo mùi thơm dễ chịu, vừa chính là liệu pháp chữa bệnh xoa dịu đi những căng thẳng mệt mỏi, có tác dụng an thần. Điều này lý giải cho việc mỗi lần chạm phải mùi hương thơm bốc lên từ nồi nước nghi ngút khói, tâm và thân chúng ta như được tiếp thêm năng lượng, bao căng thẳng dường như sẽ nhường chỗ cho trạng thái nhẹ nhàng thư thái. Dội một gáo nước mùi già ấm nóng lên người, dường như gột sạch những uể oải, lụy phiền.

Mùi càng già, nước càng thơm. Để chọn những bó mùi già cho nồi nước tắm cuối năm cũng thật dễ dàng. Chúng ta có thể mua ở những hàng thuốc Nam hoặc dặn nhà vườn trước đó. Bó mùi thường được nhặt nhạnh đi những lá úa, rửa sạch và nấu. Không hiểu sao nếu được nấu trên bếp than thì dường như mùi thơm càng đượm, càng nồng, càng sâu hơn.

Thói quen tắm hương mùi già là nét đẹp truyền thống bình dị, gần gũi với cuộc sống người dân quê. Giữ được nét đẹp ấy và lưu truyền cho đời sau là một điều rất quý. Nhớ hồi nhỏ ngoại thường bảo, ngày cuối năm, tắm gội hương mùi già giúp gột đi, rửa trôi những xui rủi của năm cũ, mở ra sự hanh thông, thuận lợi cho một năm mới đang về. Điều này sẽ làm cho lòng ta mềm mại, tâm ta tĩnh tại và đầu óc thư giãn vô cùng.

 

 NGÔ THANH VÂN
 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.