Hot girl triệu view An Vy: Bán bún riêu, đóng phim giúp mẹ nuôi em

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

An Vy, hot girl đang 'đốn tim' cư dân mạng trong loạt phim ăn khách trên youtube Em của anh đừng của ai (do nhóm FAPtv thực hiện) bật mí nhiều câu chuyện xúc động về bố mẹ và con đường cô đến với nghề diễn.
 

Ngoài đời An Vy dễ thương không kém gì trên phim.
Ngoài đời An Vy dễ thương không kém gì trên phim.

Nghỉ học giữa chừng vì gia đình khó khăn

Theo dõi bộ phim học đường với những câu chuyện tình cảm trong sáng Em của anh đừng của ai và facebook cá nhân hàng chục ngàn người theo dõi của Nguyễn An Vy (18 tuổi, ngụ Q.12, TP.HCM), ít ai nghĩ An Vy vất vả từ nhỏ. Cô xuất thân trong một gia đình không có ai theo nghệ thuật.

Năm An Vy học lớp 9, biến cố lớn đã xảy ra khi cha cô mắc bệnh hiểm nghèo và qua đời. Nhà An Vy kiệt quệ khi cha mất, tiền cũng không còn, mẹ An Vy vất vả sớm hôm để nuôi cô và em gái kém cô 3 tuổi.

“Tôi tưởng mình đã nghỉ học từ năm lớp 9 vì nhà tôi khó khăn quá. Nhìn mẹ quá vất vả cực khổ tôi không còn tâm trí nào để học nữa”, An Vy nhớ lại.

 

 

Ngày đó, ở gần nhà An Vy có một anh nhiếp ảnh, anh rủ An Vy có thể chụp ảnh quảng cáo nhãn hàng không, cô gật đầu. Buổi chụp đầu tiên chỉ trong 2 giờ, An Vy mang về được 200.000 đồng, bằng mẹ cô làm cả ngày. Nhiều lần sau, Vy tiếp tục nhờ anh nhiếp ảnh, nếu có thể, cứ mời cô đi chụp hình tiếp.

Lớp 11, An Vy nghỉ học hẳn khi cô không muốn đôi vai mẹ tiếp tục nặng gánh thêm. Cô kiếm sống bằng công việc làm người mẫu ảnh, chụp ảnh quảng cáo, làm người mẫu cho các shop thời trang. Mỗi buổi sáng, cô phụ mẹ bán bún riêu tại Q.12.

 

 

Tình cờ, một lần, đạo diễn Trần Đức Viễn của nhóm FAPtv gặp Vy và mời cô thử sức trong dự án phim trên youtube Em của anh đừng của ai, Vy nhận lời, cô cũng không ngờ vai diễn rất thành công và mỗi tập phim mang về hàng triệu lượt view.

“Là phim youtube đầu tiên tham gia, tôi không tránh được những gượng gạo ban đầu, tuy nhiên tôi cố gắng học hỏi và được mọi người trong nhóm hướng dẫn, tôi đã làm quen hơn và ngày càng yêu thích công việc diễn xuất”, An Vy chia sẻ.

Hot girl sinh năm 1999 chia sẻ, động lực để cô vươn lên mỗi ngày, đó là mẹ và em gái.

 

 

“Mẹ tôi thích xem phim tôi đóng và thường ngợi khen tôi, tập này con diễn hay quá. Em gái tôi thì luôn nói “Em yêu chị hai vì chị hai luôn dám nghĩ dám làm”. Đó là những điểm tựa để tôi luôn cảm thấy mình mạnh mẽ hơn. Tôi chưa từng hối hận vì mình đã nghỉ học giữa chừng, nếu có điều kiện tôi sẽ học tiếp và có thể sẽ tìm tòi nhiều hơn về ngành diễn xuất”, người thủ vai Hải My trong Em của anh đừng của ai bộc bạch.

Sáng bán bún riêu, chiều đóng phim, chụp ảnh

Hot girl vừa 18 tuổi cho hay, sau khi được nhiều người biết đến trên mạng, cuộc sống của cô không có gì xáo trộn nhiều. Thi thoảng cô vẫn nghe được những lời chỉ trích, những nhận xét không hay về mình, tuy nhiên, cô gái trẻ học cách làm quen và cho qua.

 

 

An Vy chia sẻ, trái với suy nghĩ của nhiều người, làm phim youtube sẽ mau nổi tiếng và rất giàu có, thù lao đóng phim cao, hiện tại, cô chỉ đủ sống với công việc diễn xuất. Hiện tại, mỗi buổi sáng khi không trùng lịch quay, An Vy vẫn giúp mẹ bán bún riêu ở Q.12. Ngoài ra, thi thoảng cô nhận lời làm người mẫu ảnh.
 

 

“Nhiều người đến ăn bún riêu nhận ra tôi thì reo lên, “A, chị diễn viên đây rồi”, “A chị đóng phim hay quá”, đó là niềm vui của tôi. Tôi hy vọng mình sẽ tiết kiệm được một khoản tiền để xây dựng lại cho mẹ tôi một quán ăn tươm tất, mẹ sẽ không phải ngồi trong hẻm bán hàng nữa”, An Vy xúc động.

Thúy Hằng/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Nguyễn Văn Thiên: Gương sáng ngành Điện lực

Nguyễn Văn Thiên gương sáng ngành Điện lực

(GLO)- Nhiệt huyết, yêu nghề, trách nhiệm là nhận xét mà các đồng nghiệp và cấp trên dành cho anh Nguyễn Văn Thiên-Công nhân quản lý vận hành đường dây và trạm biến áp Điện lực Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Anh xứng đáng là gương sáng của ngành Điện lực.

Cán bộ, đảng viên lan tỏa thông tin tích cực trên các trang mạng xã hội

Cán bộ, đảng viên lan tỏa thông tin tích cực trên các trang mạng xã hội

(GLO)- Với phương châm "lấy cái đẹp dẹp cái xấu", thời gian qua, đội ngũ cán bộ, đảng viên và người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã thường xuyên chia sẻ, lan tỏa thông tin tích cực khi sử dụng mạng xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả chế độ chính sách, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Đức Cơ phối hợp tuần tra, bảo vệ đường biên (ảnh đơn vị cung cấp).

Phụ nữ Đức Cơ góp sức bảo vệ bình yên biên giới

(GLO)- Huyện Đức Cơ có 3 xã biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia. Chính sự phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) các xã biên giới và đồn Biên phòng đứng chân trên địa bàn đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi đơn vị và bảo vệ bình yên biên giới.

Ông Nay Chin (ở giữa) tuyên truyền cho người dân về tinh thần đoàn kết, yêu thương nhau, sống “tốt đời, đẹp đạo”. Ảnh: M.P

Ông Nay Chin vì bình yên thôn, làng

(GLO)- Với uy tín của mình, ông Nay Chin (thôn Điểm 9, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện thường xuyên phối hợp với chính quyền, lực lượng an ninh cơ sở tích cực tuyên truyền, vận động những người từng lầm lỡ theo “Tin lành Đê ga” quay trở lại sinh hoạt tôn giáo thuần túy được Nhà nước công nhận.

“Cắt tóc thiện nguyện 0 đồng”: Lan tỏa yêu thương

“Cắt tóc thiện nguyện 0 đồng” lan tỏa yêu thương

(GLO)- Hơn nửa tháng qua, với điểm “Cắt tóc thiện nguyện 0 đồng” tại số 323 Nguyễn Viết Xuân (phường Hội Phú, TP. Pleiku), nhóm thợ cắt tóc trẻ đã góp phần lan tỏa yêu thương đến nhiều người, nhất là lao động nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn.