Hòn đảo 'ma' nằm giữa Ấn Độ Dương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đảo Ross là một lãnh địa bỏ hoang bởi thuộc địa Anh nằm trên quần đảo Andaman hẻo lánh, hiện chỉ còn "mẹ thiên nhiên" chiếm đóng.

Nằm ở vịnh Bengal, Andaman và Nicobar là nhóm quần đảo tách biệt gồm 572 đảo nhiệt đới, trong đó chỉ có 38 đảo có người sống. Quần đảo nằm gần phía Đông Nam Á hơn so với Ấn Độ và chúng đều sở hữu nhiều bãi biển đẹp với đời sống sinh vật biển phong phú, và những cánh rừng nguyên sinh rộng lớn. Tuy nhiên, sau vẻ đẹp lý tưởng đó là một quá khứ đen tối.
Nằm ở vịnh Bengal, Andaman và Nicobar là nhóm quần đảo tách biệt gồm 572 đảo nhiệt đới, trong đó chỉ có 38 đảo có người sống. Quần đảo nằm gần phía Đông Nam Á hơn so với Ấn Độ và chúng đều sở hữu nhiều bãi biển đẹp với đời sống sinh vật biển phong phú, và những cánh rừng nguyên sinh rộng lớn. Tuy nhiên, sau vẻ đẹp lý tưởng đó là một quá khứ đen tối.
Nằm trong số đó là đảo Ross, nơi có thị trấn ma với nhiều dấu tích cũ từ thế kỷ 19, thời thuộc địa Anh. Bị bỏ hoang từ thập niên 1940, hòn đảo đã bị thiên nhiên chiếm đóng hoàn toàn. Những căn nhà rộng lớn, một nhà thờ, các phòng hội trường và một khu sân vườn đều bị hư hỏng nặng, bao phủ bởi một khu rừng.
Nằm trong số đó là đảo Ross, nơi có thị trấn ma với nhiều dấu tích cũ từ thế kỷ 19, thời thuộc địa Anh. Bị bỏ hoang từ thập niên 1940, hòn đảo đã bị thiên nhiên chiếm đóng hoàn toàn. Những căn nhà rộng lớn, một nhà thờ, các phòng hội trường và một khu sân vườn đều bị hư hỏng nặng, bao phủ bởi một khu rừng.
Năm 1857, đàn áp một cuộc nổi dậy của người Ấn Độ, Anh đã chọn các hòn đảo xa xôi này để làm nơi phạt tù những người chống đối. Vào năm 1858, khi những người Anh đầu tiên tới cùng 200 người Ấn bị bắt, quần đảo bị bao phủ bởi toàn rừng rậm nguyên sơ. Đảo Ross ước tính chỉ rộng 0,3 km2, được chọn làm nơi đầu tiên giam giữ những kẻ nổi loạn vì có nguồn nước. Nhiệm vụ chết người của những kẻ bị phạt là phát quang cánh rừng rậm rạp trong khi các quân lính Anh lưu lại trên tàu.
Năm 1857, đàn áp một cuộc nổi dậy của người Ấn Độ, Anh đã chọn các hòn đảo xa xôi này để làm nơi phạt tù những người chống đối. Vào năm 1858, khi những người Anh đầu tiên tới cùng 200 người Ấn bị bắt, quần đảo bị bao phủ bởi toàn rừng rậm nguyên sơ. Đảo Ross ước tính chỉ rộng 0,3 km2, được chọn làm nơi đầu tiên giam giữ những kẻ nổi loạn vì có nguồn nước. Nhiệm vụ chết người của những kẻ bị phạt là phát quang cánh rừng rậm rạp trong khi các quân lính Anh lưu lại trên tàu.
Khi cuộc đàn áp mở rộng, những tù nhân bị chuyển tới các nhà tù và doanh trại trên các đảo lân cận. Đảo Ross trở thành căn cứ đầu não đồng thời là nơi ở của nhiều sĩ quan cấp cao và gia đình họ. Những đảo biệt lập thường có tỷ lệ tử vong cao vì các bệnh nhiễm trùng nước, không một ai cho rằng Ross là nơi hấp dẫn để sinh sống. Nhưng những tòa nhà lớn chất đầy nội thất, sân vườn, sân tennis vẫn được xây lên cùng với nhà thờ Presbyterian (ảnh), nhà máy lọc nước, các doanh trại quân đội và bệnh xá.
Khi cuộc đàn áp mở rộng, những tù nhân bị chuyển tới các nhà tù và doanh trại trên các đảo lân cận. Đảo Ross trở thành căn cứ đầu não đồng thời là nơi ở của nhiều sĩ quan cấp cao và gia đình họ. Những đảo biệt lập thường có tỷ lệ tử vong cao vì các bệnh nhiễm trùng nước, không một ai cho rằng Ross là nơi hấp dẫn để sinh sống. Nhưng những tòa nhà lớn chất đầy nội thất, sân vườn, sân tennis vẫn được xây lên cùng với nhà thờ Presbyterian (ảnh), nhà máy lọc nước, các doanh trại quân đội và bệnh xá.
Một trạm năng lượng có chiếc máy phát chạy bằng dầu diesel đã thắp sáng cả hòn đảo nhỏ bé hẻo lánh này, biến nó trở thành một thiên đường giữa những nơi đang chịu khổ cực xung quanh. Đến năm 1942, việc phạt những kẻ nổi loại hầu như không còn, thay vào đó buộc phải thả tù nhân vào năm 1938, quân đội Anh rút lui khỏi đảo vì cuộc xâm chiếm sắp xảy ra khi đó của quân Nhật. Tuy nhiên sau đó không lâu, quân Anh quay lại chiếm đóng đảo một lần nữa. Tới năm 1947, người Ấn Độ giành lại chủ quyền và từ đó hòn đảo bị bỏ hoang tới khi hải quân nước này tiếp nhận vào năm 1979.
Một trạm năng lượng có chiếc máy phát chạy bằng dầu diesel đã thắp sáng cả hòn đảo nhỏ bé hẻo lánh này, biến nó trở thành một thiên đường giữa những nơi đang chịu khổ cực xung quanh. Đến năm 1942, việc phạt những kẻ nổi loại hầu như không còn, thay vào đó buộc phải thả tù nhân vào năm 1938, quân đội Anh rút lui khỏi đảo vì cuộc xâm chiếm sắp xảy ra khi đó của quân Nhật. Tuy nhiên sau đó không lâu, quân Anh quay lại chiếm đóng đảo một lần nữa. Tới năm 1947, người Ấn Độ giành lại chủ quyền và từ đó hòn đảo bị bỏ hoang tới khi hải quân nước này tiếp nhận vào năm 1979.
Những tàn tích không bị xáo trộn của hòn đảo tạo nên khung cảnh khiến người ta nhìn vào sẽ thấy thoáng chút quá khứ thuộc địa tàn bạo. Các mái vòm, gạch Ý hay những cửa sổ màu bị hư hại theo thời gian. Trong khi những khung nhà không mái che ở Biệt thự Chỉ huy, tòa nhà câu lạc bộ, nhà thờ Presbyterian... cùng nhiều bức tường vô danh khác lẫn trong đám rễ cây khổng lồ bám chặt.
Những tàn tích không bị xáo trộn của hòn đảo tạo nên khung cảnh khiến người ta nhìn vào sẽ thấy thoáng chút quá khứ thuộc địa tàn bạo. Các mái vòm, gạch Ý hay những cửa sổ màu bị hư hại theo thời gian. Trong khi những khung nhà không mái che ở Biệt thự Chỉ huy, tòa nhà câu lạc bộ, nhà thờ Presbyterian... cùng nhiều bức tường vô danh khác lẫn trong đám rễ cây khổng lồ bám chặt.
Đầu thập niên 1900, quân Anh đem tới rất nhiều giống hươu tới quần đảo Andaman để phục vụ cho thú săn bắn. Tuy nhiên, không có những loài ăn thịt tự nhiên, hươu này trở thành loài gây hại, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của rừng vì ăn cây non. Ngày nay, chúng sống chung với thỏ rừng, công.
Đầu thập niên 1900, quân Anh đem tới rất nhiều giống hươu tới quần đảo Andaman để phục vụ cho thú săn bắn. Tuy nhiên, không có những loài ăn thịt tự nhiên, hươu này trở thành loài gây hại, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của rừng vì ăn cây non. Ngày nay, chúng sống chung với thỏ rừng, công.
Ở tòa nhà câu lạc bộ (ảnh), công trình xây lên phục vụ nhu cầu giải trí của các sĩ quan cấp thấp, có sàn nhảy từng nhộn nhịp tiếng đàn hát. Ngày nay những con chim là nguồn âm thanh gây ồn ào duy nhất ở đây.
Ở tòa nhà câu lạc bộ (ảnh), công trình xây lên phục vụ nhu cầu giải trí của các sĩ quan cấp thấp, có sàn nhảy từng nhộn nhịp tiếng đàn hát. Ngày nay những con chim là nguồn âm thanh gây ồn ào duy nhất ở đây.  Đã hai thập niên kể từ khi chấm dứt thời kỳ thuộc địa của Anh, cũng chính là một thời kỳ đen tối của lịch sử Ấn Độ. Đảo Ross bị lãng quên giữa Ấn Độ Dương sẽ là nơi cho bạn thấy hình ảnh của thế giới trông ra sao khi con người không còn chiếm đóng, thay vào đó là "mẹ thiên nhiên".


Hương Chi (VNE/BBC)

Có thể bạn quan tâm

Du lịch dịp Tết: Tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền

Du lịch dịp Tết: Tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày không chỉ làm bùng nổ các tua du lịch, mà còn tạo ra cuộc chạy đua hấp dẫn giữa những chuyến đi xa và những kỳ nghỉ gần. Thị trường đang bày ra “mâm cỗ” phong phú, đủ hương vị từ truyền thống đến hiện đại, tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền.