Hơn 225 tỷ đồng đầu tư xây dựng trạm dừng nghỉ Cao tốc Vân Phong-Nha Trang

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Dự án đường Cao tốc Vân Phong-Nha Trang có 2 trạm dừng nghỉ dọc tuyến với quy mô khoảng 8ha, nguồn vốn đầu tư là hơn 225 tỷ đồng.
Một trạm dừng nghỉ đã được đầu tư, đưa vào vận hành, khai thác trên tuyến đường cao tốc. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)

Một trạm dừng nghỉ đã được đầu tư, đưa vào vận hành, khai thác trên tuyến đường cao tốc. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)

Cục trưởng Cục Đường cao tốc Việt Nam vừa ký quyết định phê duyệt thông tin dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ Km334+900 thuộc Dự án thành phần Cao tốc Vân Phong-Nha Trang trên tuyến Cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

Theo đó, dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ Km334+900 thuộc Dự án Cao tốc Vân Phong-Nha Trang có quy mô khoảng 8ha với hiện trạng sử dụng đất là đất đồi, chưa thực hiện giải phóng mặt bằng.

Trạm bên phải tuyến có tổng diện tích 42.540m2; trạm bên trái tuyến có tổng diện tích 35.960m2. Vị trí trạm dừng nghỉ bố trí hai bên tuyến tại lý trình Km334+900, tại địa phận xã Ninh Bình, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Dự án có 3 loại hạng mục phục vụ cho nhu cầu dừng nghỉ của người tham gia giao thông.

Cụ thể, các công trình dịch vụ công (cung cấp các dịch vụ miễn phí) gồm: Bãi đỗ xe; không gian nghỉ ngơi; phòng nghỉ tạm thời cho lái xe; khu vệ sinh; nơi cung cấp thông tin; nơi tổ chức, phát động tuyên truyền về an toàn giao thông; nơi trực của nhân viên cứu hộ, sơ cứu tai nạn giao thông.

Công trình dịch vụ thương mại gồm: Khu vực phục vụ ăn uống, giải khát; khu vực giới thiệu và bán hàng hóa; trạm cấp nhiên liệu; trạm sạc xe điện; xưởng bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện; nơi rửa xe; nhà hàng ăn uống; khu vui chơi, giải trí; khu vui chơi dành riêng cho trẻ em; các công trình phụ trợ; các dịch vụ thiết yếu khác nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân.

Công trình bổ trợ gồm biểu trưng của địa phương hoặc của trạm dừng nghỉ; nơi sản xuất, chế biến đặc sản của địa phương; nơi sinh hoạt cộng đồng (tổ chức hội chợ, hoạt động văn hóa); công trình bổ trợ thuộc hạng mục khuyến khích đầu tư.

Vốn đầu tư dự án là 225,143 tỷ đồng, trong đó sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án là 193,87 tỷ đồng; chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là 31,273 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư dự án là bằng 100% vốn của nhà đầu tư; phương án huy động vốn bao gồm vốn chủ sở hữu và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện dự án theo quy định pháp luật về đầu tư.

Tiến độ tổng thể dự án dự kiến 12 tháng, trong đó thời gian hoàn thành các hạng mục công trình dịch vụ công dự kiến 8 tháng được xác định kể từ ngày hợp đồng giữa cơ quan có thẩm quyền với nhà đầu tư có hiệu lực. Thời gian khai thác sau khi hoàn thành công tác đầu tư là 25 năm 10 tháng.

Ban Quản lý dự án 7 (Bộ Giao thông Vận tải) là bên mời thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước để lựa chọn nhà đầu tư, thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà đầu tư là quý 2/2024.

Dự án thành phần đoạn Vân Phong-Nha Trang thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ Cao tốc Bắc-Nam phía đông giai đoạn 2021-2025 có chiều dài 52,5km, điểm đầu kết nối đường dẫn phía Nam hầm Cổ Mã thuộc địa phận huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa; điểm cuối thuộc địa phận thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Công trình dự kiến đưa vào khai thác vào cuối năm 2025.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai ban hành hạn mức giao đất ở cho cá nhân trên địa bàn tỉnh

Gia Lai ban hành hạn mức giao đất ở cho cá nhân trên địa bàn tỉnh

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 50/2024/QĐ-UBND quy định hạn mức công nhận đất ở, giao đất ở cho cá nhân, giao đất chưa sử dụng cho cá nhân, nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân trên địa bàn tỉnh. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 25-10-2024.

Bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải

Bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải

(GLO)- Thời gian qua, các ngành, địa phương trong tỉnh Gia Lai triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thực hiện Chỉ thị số 23 ngày 26-7-2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đối với hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ trong tình hình mới.

Khổ vì chung cư không có chỗ giao, nhận hàng

Khổ vì chung cư không có chỗ giao, nhận hàng

Khi mua hàng qua mạng đã trở thành thói quen của hầu hết người dân thành phố, việc nhiều chung cư không bố trí chỗ giao, nhận đã gây không ít phiền lụy cho cư dân. Chỗ giao- nhận đồ ở các chung cư, chuyện nhỏ mà khó lớn trong đời sống hiện đại.

Đường liên xã Ia Tiêm-Bờ Ngoong ở huyện Chư Sê: Nỗi khổ của người dân

Đường liên xã Ia Tiêm-Bờ Ngoong xuống cấp, nguy cơ mất an toàn giao thông

(GLO)- Nhiều năm qua, tuyến đường nối xã Ia Tiêm và xã Bờ Ngoong (huyện Chư Sê) xuất hiện dày đặc ổ gà, ổ voi với kích thước lớn. Thêm vào đó, tình trạng sụt lún, nứt gãy, tạo thành khe hở sâu, lồi lõm trên mặt đường khiến việc lưu thông khó khăn và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Thấp thỏm nỗi lo sạt lở bờ sông Ba

Thấp thỏm nỗi lo sạt lở bờ sông Ba

(GLO)- Tình trạng sạt lở dọc bờ sông Ba-đoạn qua địa bàn huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) ngày càng trở nên nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng và tài sản của hàng trăm hộ dân. Trước tình hình đó, các cấp, ngành cần sớm có giải pháp cấp bách giúp người dân nơi đây ổn định cuộc sống.