Hơn 2 triệu sáng kiến của đoàn viên, lao động làm lợi 33.000 tỷ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Chương trình '1 triệu sáng kiến-nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19' đã thu hút sự tham gia của hơn 2 triệu đoàn viên, công nhân, lao động và làm lợi hơn 33.000 tỷ đồng.
Tôn vinh 9 tác giả, nhóm tác giả có sáng kiến đặc biệt xuất sắc có giá trị làm lợi từ 100 tỷ đồng trở lên. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Tôn vinh 9 tác giả, nhóm tác giả có sáng kiến đặc biệt xuất sắc có giá trị làm lợi từ 100 tỷ đồng trở lên. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Hôm nay, 8/10, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tổ chức lễ tôn vinh điển hình “Sáng kiến vượt khó, sáng tạo, chiến thắng đại dịch”. Tại buổi lễ, 33 tập thể và 46 cá nhân xuất sắc tiêu biểu của Chương trình “1 triệu sáng kiến-nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19" đã được biểu dương, khen thưởng.

“Càng khó khăn thì càng phải thi đua”

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá Chương trình “1 triệu sáng kiến-nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19” thành công cả ở 3 phương diện: Phát động, tổ chức thực hiện; kết quả mang lại cao và hiệu ứng lan tỏa sâu rộng trong cả nước.

“Chương trình đã nhận được rất nhiều sáng kiến, đa dạng trên nhiều lĩnh vực công tác khác nhau, từ y tế, giáo dục, ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính... tới các sáng kiến cụ thể trong hoạt động sản xuất, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động đến cải thiện đời sống, môi trường làm việc cho công nhân, người lao động...” Thủ tướng Phạm Minh Chính nói.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vì đã tổ chức chương trình 1 triệu sáng kiến hết sức có ý nghĩa và chúc mừng các tập thể, tác giả, nhóm tác giả xuất sắc tiêu biểu được tôn vinh ngày hôm nay và cả những tập thể, cá nhân khác đã góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi phong trào thi đua đặc biệt “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19.”

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ tôn vinh điển hình “Sáng kiến vượt khó, sáng tạo, chiến thắng đại dịch”. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ tôn vinh điển hình “Sáng kiến vượt khó, sáng tạo, chiến thắng đại dịch”. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Người đứng đầu Chính phủ tin rằng còn rất nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu khác, dù chưa được tuyên dương nhưng vẫn đang ngày đêm âm thầm, miệt mài sáng tạo, cống hiến, góp công sức cho sự phát triển, phồn vinh của đất nước, hạnh phúc, ấm no của nhân dân.

Để phát huy hơn nữa vai trò của công đoàn, sức sáng tạo và sự lớn mạnh của giai cấp công nhân trong tình hình mới, Thủ tướng nhấn mạnh công đoàn các cấp cụ thể hóa, quyết liệt triển khai, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của công đoàn Việt Nam trong tình hình mới; chủ động, đổi mới, sáng tạo, linh hoạt trong tổ chức hoạt động công đoàn với mục tiêu vì đoàn viên, vì người lao động. Cán bộ công đoàn chủ động nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; bản lĩnh, tâm huyết, linh hoạt, sáng tạo trong giải quyết các nhiệm vụ được giao.

Thủ tướng đề nghị công đoàn tiếp tục đổi mới phương thức tổ chức thi đua gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua vượt khó, phát triển do Thủ tướng Chính phủ phát động trên tinh thần “càng khó khăn thì càng phải thi đua”; tập trung thúc đẩy phong trào thi đua “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” và các phong trào thi đua của công đoàn, nhất là phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, coi đây là động lực khơi nguồn cho sức mạnh trí tuệ, sáng tạo và hiệu quả của người lao động Việt Nam.

Thủ tướng mong muốn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ động phối hợp với các tổ chức chính trị-xã hội xây dựng các chương trình hoạt động chung nhằm tạo sức mạnh tổng hợp, toàn diện trong các tầng lớp nhân dân; đồng hành cùng Chính phủ, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững đất nước thông qua việc vận động đoàn viên công đoàn, người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm, năng động, sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc.

Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành liên quan và chính quyền các cấp, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tăng cường phối hợp với tổ chức công đoàn, hỗ trợ, tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động công đoàn, nhất là hoạt động phát huy sáng kiến, sáng tạo trong đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức và người lao động, cùng chung sức, đồng lòng tạo nên một cuộc bứt phá mới trong năng suất lao động để đưa Việt Nam vượt lên, phát triển nhanh và bền vững.

Hơn 2 triệu sáng kiến vượt khó

Chương trình “1 triệu sáng kiến-nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19” được phát động từ năm 2021 trong bối cảnh kinh tế-xã hội gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, đời sống, việc làm của người lao động bị ảnh hưởng nặng nề. Chỉ sau 10 tháng phát động, với cách thức triển khai có nhiều đổi mới, sáng tạo, chương trình đã hoàn thành chỉ tiêu 1 triệu sáng kiến, sớm 332 ngày so với kế hoạch đề ra.

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang cho biết đến thời điểm kết thúc chương trình (hết ngày 31/8/2023), có hơn 2,4 triệu sáng kiến đã gửi tham gia chương trình đạt 240% mục tiêu đề ra, với tổng giá trị làm lợi ước tính là hơn 33.000 tỷ đồng. Có 59/82 đơn vị đã hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao, trong đó có 14 đơn vị đạt trên 200% chỉ tiêu.

Vinh danh tác giả, nhóm tác giả có sáng kiến xuất sắc mang lại giá trị làm lợi từ 30 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Vinh danh tác giả, nhóm tác giả có sáng kiến xuất sắc mang lại giá trị làm lợi từ 30 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Theo Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động, nội dung các sáng kiến tham gia chương trình đa dạng trên các lĩnh vực nhưng đều có điểm chung là đã được công nhận, đánh giá hiệu quả, áp dụng trong thực tiễn. Nhiều sáng kiến có giá trị làm lợi cao thể hiện sự cố gắng tìm tòi, không ngừng trăn trở của các tác giả, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Đình Khang nhấn mạnh: “Những kết quả đạt được của chương trình chính những bông hoa tươi thắm chào mừng đại hội công đoàn các cấp và Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam. Kết quả đó là sự hội tụ, tổng hợp của nhiều yếu tố trong đó yếu tố quyết định là tinh thần vượt khó, sáng tạo, sự hưởng ứng tham gia nhiệt tình của các tác giả sáng kiến.”

Tại buổi lễ, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng đã biểu dương hơn 2 triệu đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động đã gửi sáng kiến tham gia chương trình; chúc mừng 354 tập thể, cá nhân xuất sắc được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khen thưởng và tôn vinh 33 tập thể, 46 tác giả, nhóm tác giả xuất sắc tiêu biểu toàn quốc.

Danh sách 9 tác giả, nhóm tác giả có sáng kiến đặc biệt xuất sắc có giá trị làm lợi từ 100 tỷ đồng trở lên:

1. Nhóm tác giả: Nguyễn Đắc Luân, Lê Tất Thắng, Ngô Văn Quốc, Bùi Công Hưng, Vương Khai Giảng thuộc Công ty Chế biến Khí Vũng Tàu, Công đoàn Dầu khí Việt Nam.

2. Nhóm tác giả: Trần Thị Thúy Liên, Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Thị Hồng Ánh, Tống Thị Hoa, Bùi Thanh Hương, Hoàng Thị Thúy Quỳnh, Công đoàn ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam.

3. Nhóm tác giả: Hồ Xuân Tứ, Lưu Tuyết Mai, Bùi Hồng Thanh, Ban Tài chính, Công đoàn ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam.

4. Nhóm tác giả: Đỗ Thị Thanh Huyền, Nguyễn Chiến Thắng, Nhữ Thế Dũng, Trần Thành Đạt, Ban Chính sách sản phẩm Bán buôn, Trung tâm Phát triển Ngân hàng số, Công đoàn ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam.

5. Đoàn bay 919, Công đoàn Tổng công ty Hàng không Việt Nam.

6. Ông Nguyễn Văn Minh, kỹ sư trưởng Công ty TNHH Canon Việt Nam, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội.

7. Ông Nguyễn Trường Giang, Phòng công nghệ, Nhà máy Đạm Cà Mau, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau, Công đoàn Dầu Khí Việt Nam.

8. Bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Chủ tịch Công đoàn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Dân số kế hoạch hóa gia đình tỉnh Hòa Bình, Liên đoàn Lao động tỉnh Hòa Bình.

9. Ông Nguyễn Huy Hoàng, Phó phòng bộ phận kỹ thuật sản xuất, Công ty Samsung Electronics VietNam, Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Ninh.

Link bài gốc: https://www.vietnamplus.vn/hon-2-trieu-sang-kien-cua-doan-vien-lao-dong-lam-loi-33000-ty-dong/900957.vnp

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả

Gia Lai: Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả

(GLO)- Thị trường lao động đóng vai trò quan trọng trong việc huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Những năm qua, việc phát triển thị trường lao động của tỉnh Gia Lai luôn hướng đến sự linh hoạt, đồng bộ, hiện đại và mang tính bền vững.
“Chìa khóa” giảm nghèo - Kỳ cuối: Cần sự phối hợp đồng bộ giữa chính quyền và doanh nghiệp

“Chìa khóa” giảm nghèo - Kỳ cuối: Cần sự phối hợp đồng bộ giữa chính quyền và doanh nghiệp

(GLO)- Để đẩy mạnh hơn nữa công tác đưa người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài rất cần sự chung tay đồng hành của chính quyền và các doanh nghiệp trong tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm. Đặc biệt là giúp NLĐ hiểu rõ các chính sách, tìm cơ hội phù hợp với năng lực cũng như nhận biết dấu hiệu bị lôi kéo, dụ dỗ đi lao động ở nước ngoài trái pháp luật.
“Chìa khóa” giảm nghèo - Kỳ 3: Còn nhiều khó khăn, bất cập

“Chìa khóa” giảm nghèo - Kỳ 3: Còn nhiều khó khăn, bất cập

(GLO)- Mặc dù số lượng người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày càng tăng, song chủ yếu là lao động phổ thông ở các thị trường có thu nhập thấp. Bên cạnh đó, một số cơ chế hỗ trợ chưa phù hợp với các đối tượng có nhu cầu xuất khẩu lao động (XKLĐ). Thiếu vốn, thiếu thông tin và kiến thức, hạn chế về tay nghề cũng là rào cản khiến công tác XKLĐ gặp không ít khó khăn.
“Chìa khóa” giảm nghèo - Kỳ 2: Nhiều chính sách hỗ trợ lao động làm việc ở nước ngoài

“Chìa khóa” giảm nghèo - Kỳ 2: Nhiều chính sách hỗ trợ lao động làm việc ở nước ngoài

(GLO)- Nhằm thúc đẩy công tác đưa người lao động (NLĐ) làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, các ngành và địa phương trong tỉnh đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ phù hợp. Trong đó, vay vốn, đào tạo nghề, giáo dục định hướng và hỗ trợ khởi nghiệp sau khi về nước là động lực để ngày càng có nhiều NLĐ đăng ký làm việc tại nước ngoài.
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với nhu cầu việc làm

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với nhu cầu việc làm

(GLO)- Sau khi tốt nghiệp, hầu hết sinh viên học tại phân hiệu các trường đại học đứng chân trên địa bàn tỉnh và Trường Cao đẳng Gia Lai đều tìm được việc làm phù hợp. Có được kết quả này là nhờ các cơ sở chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với thị trường lao động.
Ia Grai nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Ia Grai nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

(GLO)- Nhờ đổi mới phương thức đào tạo, chú trọng “học đi đôi với hành” mà Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hiệu quả nhiều lớp dạy nghề, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn.
Đak Đoa: Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Đak Đoa: Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

(GLO)- Ngày 4-11, tại Hội trường UBND xã Ia Băng (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai), Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện phối hợp với Công ty Du học-Xuất khẩu lao động Việt Trí Gia Lai tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và tuyên truyền viên cơ sở.

Góp sáng kiến cải cách hành chính và văn hóa công sở

Góp sáng kiến cải cách hành chính và văn hóa công sở

(GLO)- Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, chiều 4-11, Hội thi tìm hiểu về cải cách hành chính (CCHC) và văn hóa công sở do Công đoàn Viên chức tỉnh Gia Lai tổ chức đã khép lại. Đây là sân chơi sôi nổi, đồng thời ghi nhận nhiều giải pháp, sáng kiến nhằm xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, hướng đến sự hài lòng của người dân.
Phú Thiện tạo điều kiện để đồng bào dân tộc thiểu số xuất khẩu lao động

Phú Thiện tạo điều kiện để đồng bào dân tộc thiểu số xuất khẩu lao động

(GLO)- Huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang có dư nợ cho vay xuất khẩu lao động trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nhiều nhất tỉnh. Từ năm 2019 đến nay, toàn huyện có 76 hộ là người DTTS được tạo điều kiện thuận lợi để vay vốn 50-100 triệu đồng với lãi suất ưu đãi để xuất khẩu lao động sang Đài Loan, Algeria.
Gia Lai có 26.103 người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập hưởng lương từ ngân sách nhà nước

Gia Lai có 26.103 người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập hưởng lương từ ngân sách nhà nước

(GLO)- Ngày 3-11, UBND tỉnh Gia Lai có Quyết định số 665/QĐ-UBND về giao số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên; định mức lao động hợp đồng trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập khối chính quyền năm 2023.