Hơn 10 ngàn người dâng hương Đền Hùng ngày đầu năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 28-1, ông Lưu Quang Huy-Giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng cho biết trong ngày mùng Một Tết Đinh Dậu 2017, khoảng hơn 10.000 người dân đã đến Khu di tích Đền Hùng để dâng hương tri ân công đức Tổ tiên.
 

Lãnh đạo tỉnh Phú Thọ dâng hương, hoa tưởng niệm các Vua Hùng tại Đền Thượng. (Ảnh: Trung Kiên/TTXVN)
Lãnh đạo tỉnh Phú Thọ dâng hương, hoa tưởng niệm các Vua Hùng tại Đền Thượng. (Ảnh: Trung Kiên/TTXVN)


Năm nay, tình hình an ninh trật tự ổn định, ý thức người dân đi lễ hội tốt hơn, không có hiện tượng chen lấn xô đẩy và giữ gìn vệ sinh chung khá tốt.

Sáng mùng Một Tết, thời tiết khu vực Đền Hùng trong lành, tại các nẻo đường đổ về Đền Hùng, từng dòng người nối nhau hướng về núi đỉnh núi Nghĩa Lĩnh để dâng lễ cầu an, tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dụng nước.

Ông Chu Văn Đường ở phường Âu Cơ, thị xã Phú Thọ chia sẻ: Đã thành thông lệ, mùng Một Tết năm nào, ông cũng cùng gia đình về Đền Hùng để dâng lễ tri ân công đức Tổ tiên và cầu một năm mới an lành.

Sau khi dâng hương ở núi Nghĩa Lĩnh, ông và gia đình tiếp tục dâng hương ở Đền Mẫu Âu Cơ trên đỉnh núi Vặn và Đền Quốc Tổ Lạc Long Quân bên đồi Sim.

Dù là ngày mùng Một Tết, nhưng để tạo điều kiện cho nhân dân về lễ được thuận lợi, Khu di tích lịch sử Quốc gia Đền Hùng đã bố trí cán bộ, nhân viên làm việc bình thường.

Ông Lưu Quang Huy nhận định trong vài ngày tới, lượng du khách về dâng hương sẽ tiếp tục tăng. Vì vậy, rất mong bà con về lễ tại Đền Hùng tiếp tục nâng cao ý thức, không chen lấn, xô đẩy, không hái hoa, bẻ cành và đặc biệt là không xả rác bừa bãi, cùng giữ gìn vệ sinh môi trường nơi đất Tổ linh thiêng.

Đền Hùng được xem là chốn linh thiêng bậc nhất của cả nước. Nơi đây cũng là cội nguồn của dân tộc Việt, là nơi các vua Hùng dựng nước. Người dân từ khắp nơi trên cả nước và rất nhiều Việt Kiều ở nước ngoài, năm nào cũng về đây lễ Đền Hùng.

Mọi người đi lễ không chỉ đơn thuần là cầu may, cầu lộc mà còn để du ngoạn, thưởng thức cảnh đẹp sơn thủy hữu tình trong tiết trời mùa Xuân.

Đền Hùng nằm trên ngọn núi Hùng hay còn gọi là núi Nghĩa Lĩnh, thuộc xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Trên núi có bốn đền là Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng, Đền Giếng, có chùa Thiên Quang và lăng vua Hùng thứ Sáu.

Hành trình của du khách là lên Đền Hạ, Đền Trung và Đền Thượng, lăng vua Hùng và xuống đền Giếng ở chân núi là kết thúc cuộc hành trình.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Trải nghiệm mới lạ với du lịch xanh

Trải nghiệm mới lạ với du lịch xanh

(GLO)- Xu hướng trải nghiệm mới lạ được Euronews (mạng lưới truyền hình tin tức toàn châu Âu) xếp đầu trong 7 xu hướng du lịch năm 2025. Du khách tìm kiếm những điểm đến hoang sơ, ít người biết đến để khám phá và kết nối sâu sắc với thiên nhiên.

Nam Trung bộ: Du lịch biển thiếu sức hút

Nam Trung bộ: Du lịch biển thiếu sức hút

Các tỉnh Nam Trung bộ có tiềm năng to lớn về du lịch biển nhờ có nhiều bãi tắm đẹp, cùng với hệ thống đảo, quần đảo, vịnh ven bờ nổi tiếng. Tuy vậy, hoạt động du lịch nhiều nơi còn phát triển manh mún, nhỏ lẻ, hạ tầng đầu tư chưa đồng bộ, dẫn đến quá tải, gây hệ lụy về môi trường.

Trải nghiệm du lịch cà phê

Trải nghiệm du lịch cà phê

Trải nghiệm cà phê là loại hình du lịch hiện đang nở rộ tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh, qua đó góp phần quảng bá, giới thiệu đặc sản cà phê Đắk Lắk và bảo tồn, khai thác bền vững các giá trị văn hóa địa phương.

Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tăng cường công tác kiểm tra toàn diện ngành du lịch năm 2025

Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tăng cường công tác kiểm tra toàn diện ngành du lịch năm 2025

(GLO)- Thứ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Hồ An Phong vừa ban hành kế hoạch kiểm tra việc chấp hành pháp luật và bảo đảm chất lượng trong hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú, khu du lịch, điểm du lịch và cơ sở đào tạo, hướng dẫn viên du lịch năm 2025.

Giữ nghề để tạo dựng làng du lịch

Giữ nghề để tạo dựng làng du lịch

(GLO)- Hình thành những làng nghề truyền thống để tạo sinh kế bền vững, góp phần giữ rừng, làm du lịch là mục tiêu của Dự án đào tạo nghề đan lát, làm cung nỏ cho người Bahnar ở 3 ngôi làng Kon Jôt, Kon Nak, Kon Pơdram thuộc vùng đệm Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh.