Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai tổ chức đêm thơ-nhạc "Kbang ngày trở lại"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhằm tạo điều kiện để các hội viên đi thực tế sáng tác tại huyện Kbang có cơ hội giao lưu, công bố tác phẩm, tối 7-7, Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai tổ chức chương trình thơ-nhạc với chủ đề “Kbang ngày trở lại” với sự tham dự của đông đảo hội viên.

 Các hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tham gia buổi giao lưu tại chương trình thơ nhạc. Ảnh: Lam Nguyên
Các hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai tham gia giao lưu tại chương trình thơ-nhạc. Ảnh: Lam Nguyên

Bên cạnh giới thiệu các tản văn: “Trước Kon Pne” (Thu Loan); “Một thoáng Kon Pne” (Trần Mai Hương); “Viếng đền các liệt sĩ Ka Nak ở Kbang” (Uyên Khuê); video về Kbang (Hùng Hoa Lư), chương trình đã công bố các tác phẩm thơ nhạc lấy cảm hứng sáng tác từ chuyến đi. Đó là: “Chiều Kon Pne”, “Thăm cánh đồng vườn mít nhớ nghĩa lớn Cô hầu” (Nguyễn Tiến Lập); “Chiều Kbang” (Đào An Duyên); “Kbang nơi miền bạn đến” (Phi Ưng); “Lời nào còn lại”, “Phác thảo làng” (Phan Hữu Khanh); “Trên cánh đồng lịch sử” (Thu Loan); “Điều em muốn” (Phan Lan Hương); “Kbang trong tôi” (Nguyễn Đình Phê).

Nghệ sĩ Ưu tú Đặng Công Hưng-Phó Chủ tịch phụ trách Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai-chia sẻ: “Hy vọng sau mỗi chuyến đi, các hội viên sẽ thêm yêu đất và người Gia Lai cũng như văn hóa truyền thống quê hương, từ đó cho ra đời nhiều tác phẩm hay, ý nghĩa”.

 

LAM NGUYÊN

 

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.