Hội thi làm bánh, mứt truyền thống: Tết sum vầy, xuân gắn kết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 4 và 5-1, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức hội thi “Công nhân, viên chức, lao động tỉnh Gia Lai với bánh, mứt truyền thống” Xuân Quý Mão 2023. Hội thi nhằm góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc qua các sản phẩm bánh, mứt truyền thống, đồng thời củng cố tình đoàn kết, tinh thần “tương thân tương ái” trong đoàn viên, người lao động.

Đội LĐLĐ huyện Chư Sê đạt giải nhất hội thi. Ảnh: Đinh Yến
Đội LĐLĐ huyện Chư Sê đạt giải nhất hội thi. Ảnh: Đinh Yến

Hội thi gồm 2 nội dung là trưng bày các sản phẩm đạt giải từ hội thi cấp trên trực tiếp cơ sở và thi trực tiếp tại cấp tỉnh với sự tham gia của 19 đội thi trưng bày sản phẩm, 18 đội thi trực tiếp đến từ 17 huyện, thị xã, thành phố, 5 Công đoàn ngành và tương đương. Các đội làm tối thiểu 2 loại bánh và 2 loại mứt từ 3 kg trở lên. Ban tổ chức chấm điểm dựa trên các tiêu chí sản phẩm dự thi chất lượng, mùi vị thơm, hấp dẫn; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; trang trí, trình bày đẹp và thuyết trình về ý nghĩa sản phẩm.

Bà Trần Lệ Nhung-Chủ tịch LĐLĐ tỉnh-cho biết: Với chủ đề “Tết sum vầy-Xuân gắn kết”, hội thi là một trong những hoạt động thiết thực nhằm chăm lo đời sống đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) nhân dịp Xuân Quý Mão 2023. “Toàn bộ sản phẩm tham gia hội thi lần này sẽ được LĐLĐ tỉnh sử dụng làm quà Tết cho đoàn viên, CNVC-LĐ không có điều kiện về quê sum họp cùng gia đình, khó khăn, gặp hoạn nạn trong cuộc sống; phải làm việc trong những ngày nghỉ Tết do yêu cầu công việc. Hội thi thu hút sự hưởng ứng, tham gia tích cực, nhiệt tình của đoàn viên, CNVC-LĐ trong toàn tỉnh. Các sản phẩm chính là tình cảm, sự chia sẻ với những đoàn viên, CNVC-LĐ có hoàn cảnh khó khăn để họ đón một cái Tết sum vầy, an vui”-bà Nhung cho hay.

Ở phần thi trưng bày, sản phẩm của các đội tham gia đều được chọn từ hội thi cấp trên trực tiếp cơ sở. Mỗi sản phẩm đều có sự đầu tư công phu từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến chế biến, trưng bày. Kết quả, giải sản phẩm trưng bày độc đáo nhất tại phần thi này thuộc về LĐLĐ huyện Đức Cơ. Chị Chu Phương Thảo-Đội trưởng đội thi LĐLĐ huyện Đức Cơ-chia sẻ: Tham gia phần thi trưng bày, các thành viên trong đội đưa ra ý tưởng sắp xếp các sản phẩm thể hiện nét đẹp của Tết truyền thống ở cả 3 miền: Bắc-Trung-Nam. Đội trình bày các sản phẩm bánh, mứt trên 1 mâm bánh hình trái tim, bên trong là hình bản đồ Việt Nam, với 3 màu: tím, vàng, trắng được thể hiện trên những chiếc bánh phục linh. Bên cạnh bản đồ là mô hình quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. “Chúng tôi muốn gửi gắm thông điệp: Tết là dịp để mỗi người sum vầy bên gia đình nhưng vì một lý do nào đó không về được thì khi nhìn thấy chiếc bánh này sẽ thêm ấm lòng”-chị Thảo tâm sự. Cũng theo chị Thảo, các thành viên trong đội không phải thợ chuyên nghiệp nhưng bằng tình cảm, trách nhiệm của mình đã làm ra những chiếc bánh thuẫn, bánh phục linh và các loại mứt truyền thống ngon, độc đáo.

Còn ở phần thi trực tiếp, với đôi bàn tay khéo léo, các đội đã làm ra các món bánh, mứt truyền thống đạt yêu cầu về chất lượng cũng như hình thức với màu sắc hài hòa (sử dụng các màu sắc từ nguyên liệu tự nhiên) và được trình bày đẹp mắt. Các đội thi đều có sự chuẩn bị công phu từ chuẩn bị nguyên liệu đến chế biến các loại mứt truyền thống trong ngày Tết cổ truyền như: mứt dừa, mứt gừng, mứt bí đao…; các loại bánh đậm hương vị ngày Tết như: bánh in, bánh thuẫn, bánh phục linh… được làm ra không chỉ đẹp mà còn rất ngon.

Ban tổ chức trao giải nhất cho Đội LĐLĐ huyện Chư Sê. Ảnh: Đinh Yến
Ban tổ chức trao giải nhất cho Đội LĐLĐ huyện Chư Sê. Ảnh: Đinh Yến
Kết thúc hội thi, Ban tổ chức đã trao 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba, 16 giải khuyến khích và 6 giải phụ. Trong đó, giải nhất thuộc về Đội LĐLĐ huyện Chư Sê.

Với ý tưởng “Tết đoàn viên”, đội Công đoàn Khu Kinh tế tỉnh đã mang đến hội thi các loại như: bánh dứa nướng, bánh thuẫn, mứt gừng, mứt vỏ bưởi. Chị Trần Thị Thanh Hằng cho hay: Tất cả sản phẩm được chúng tôi bài trí trên một mâm bánh hình tròn tượng trưng cho sự sum vầy, đoàn viên. Màu sắc của mâm bánh, mứt được chúng tôi sử dụng từ các nguyên liệu tự nhiên. Bánh dứa nướng kết hợp với bánh thuẫn mang ý nghĩa an khang, thịnh vượng, may mắn, hạnh phúc còn mứt gừng, mứt vỏ bưởi lại góp phần làm cho phong vị Tết thêm ấm áp, viên mãn.

Trong khi đó, đội thi LĐLĐ huyện Chư Sê mang đến hội thi các sản phẩm mứt gừng, mứt bưởi hương vị chanh dây, bánh phục linh, bánh thuẫn với chủ đề “Xuân gắn kết, Tết nghĩa tình”. Chị Nguyễn Thị Vân chia sẻ: “Thông qua các sản phẩm bánh, mứt, chúng tôi mong muốn được góp thêm chút ấm áp, yêu thương gửi đến những đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn và mong rằng ai cũng có một mùa xuân thật ấm áp, hạnh phúc”.

Trao đổi cùng P.V, bà Trương Thị Mỹ Lệ-Trưởng ban Tuyên giáo nữ công LĐLĐ tỉnh, Trưởng ban giám khảo hội thi-đánh giá: Các đội thể hiện sự sáng tạo khi sử dụng các nguyên liệu vốn có của địa phương để làm ra những loại bánh, mứt mới như: mứt nghệ mật ong, mứt chanh dây, mứt sâm Ngọc Linh, bánh hạt mắc ca, bánh dứa nướng… Đặc biệt, từ kinh nghiệm của năm trước, các đội đều có sự đầu tư ở phần trưng bày, trang trí sản phẩm rất bắt mắt. Hội thi thực sự là sân chơi lành mạnh, tạo không khí vui tươi, đầm ấm, sum vầy và khả năng sáng tạo, khéo tay, đoàn kết trong CNVC-LĐ, góp phần khơi dậy và bảo tồn giá trị văn hóa đặc trưng Tết cổ truyền của dân tộc.

 ĐINH YẾN

Có thể bạn quan tâm

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.