Hỏi thăm nhau

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tôi hôm nay bắt đầu quá trình làm việc tại nhà. Sáng, đeo khẩu trang và đi bộ ra cái chợ cóc gần phía sau hẻm. Lấy vội ký thịt cốt lết, lốc sữa chua, mấy ký khoai lang bí đỏ, thêm 2 hộp pa-tê gan mà lũ trẻ ưa thích.  


 


Vừa đủ dùng vài ngày là được. Ghé nhà thuốc mua ít vỉ thuốc cảm, thuốc đau bụng thông thường. Chị dược tá quen mặt hỏi thăm: “Em cũng lo mua dự trữ à?”. “Dạ không, chỉ là e ngại nếu như cả con hẻm bị cách ly, thì phiền người nhà. Chứ cũng không lo việc lương thực, thuốc thang này nọ lắm, chị”.

Nhắc tới người nhà. Tôi có tham gia 2 cái group (nhóm) trên mạng. Một cái là Người nhà, một tên Anh chị em họ. Cuộc sống bận rộn, chúng tôi thật sự cũng ít tương tác với nhau ở đó. Các em họ của tôi đều mới ngoài 20 tuổi, đi học hoặc đi làm, lương bổng hạn hẹp, vị trí xã hội thấp bé. Thương lắm nhưng cũng chẳng giúp được gì nhiều.

Cái cảm giác hôm nay bạn nhắn vô một nhóm người thân, rằng: Các em ổn không? Vẫn còn kiếm được tiền tiêu chứ, nhớ mua chút gạo mắm cất ở nhà cho ba mẹ, đừng chủ quan nhé… mới rưng rưng làm sao. Như thể, cái tết vui vẻ hồn nhiên mới đây mà đã xa ngái, lùi đâu đó tít tắp trong ký ức, chứ chẳng phải mới chừng 2 tháng trời…

Mà phải là khi nguy hiểm cận kề, những ngày tháng bình thường yên ả không còn nữa thì dường như chúng mới có chút thời gian để nghĩ tới bà con ruột thịt. Hàng ngày, tôi nhiều lúc hẹn khách hàng, đối tác, bạn bè ghé quán, uống cà phê ăn cơm trưa, nhưng lại ít khi chủ động giao tiếp, gặp mặt người thân. Sống cùng thành phố, nhưng hầu như chúng tôi chỉ gặp nhau vào ngày tết là chắc chắn. Còn lại đám giỗ, lễ lạt, thì lúc vắng người này, lúc kẹt người kia đi công tác xa, bận bịu không tới được. Ngay cả vài câu thăm hỏi nhau cũng là họa hoằn…

Tôi nhắn cho cô bạn cách đây vài tuần còn đi ăn cơm chay với nhau, trong một cái quán nhỏ. Hôm ấy, chỉ mới lác đác vài ca nhiễm bệnh, nhưng thế giới thì không còn bình ổn. Chúng tôi nói về mai này, là chỉ lo dịch bệnh lan rộng, chứ thành phố đâu thiếu đồ ăn, thức uống hay thuốc thang các kiểu. Bạn bảo, những hoang mang của buổi trò chuyện hôm ấy, nay đã trở thành hiện thực. Hàng quán đóng cửa, nhiều người bị giảm lương, hoặc tệ hơn nữa là thất nghiệp. “Giờ thì tớ vẫn ổn. Nhưng chỉ cầu phía trước bình an thôi”.

Một người bạn học cũ của tôi ở bên Mỹ nhắn tin qua mạng xã hội, hỏi tôi khỏe không. Gia đình nhớ giữ gìn sức khỏe nhé. Nhắc bố mẹ ở yên trong nhà. Mấy câu chữ vô tri mà khiến tôi nghẹn lời muốn khóc. Bạn xa quê đã lâu và chúng tôi vốn chỉ là mấy cô bạn chung lớp, thi thoảng gửi cho nhau vài câu chúc dịp lễ tết, thế thôi. Nhưng khi dịch tới, bạn đã nhớ tới tôi, cùng biết bao là ân cần. Nhiêu đó thôi, cũng đủ để khiến cho tôi thấy ấm lòng...

“Cả nhà mình thế nào rồi, có ai gặp vấn đề gì không?”. Chỉ một câu đơn giản, mà em dâu tôi, vốn là cô giáo mầm non, bị thất nghiệp sớm nhất nhà, bùng ra bao nhiêu tâm trạng. Mọi người xúm vào trêu chọc một em dâu khác, gia đình vốn có tiệm thuốc tây. Là “thất nghiệp của chị Thúy là cơ hội của bé Thanh” đây mà! Rồi chỉ nhau cách giữ gìn, phòng bệnh. Ăn gì, uống gì mới tốt. Trồng thêm mớ rau hoa, đọc mấy cuốn sách này nè. Động viên nhau lạc quan, mạnh mẽ, vững lòng. Chịu khó vận động, giữ tâm trạng thoải mái, chớ có… “tự kỷ” mà phiền. Chỉ vậy, nhưng ai nấy bỗng thấy mình không hề đơn độc.

Một chị đồng nghiệp vừa về hưu lại rưng rưng rằng, lâu lâu rảnh thì nhớ giữ liên lạc nghen em. Chị cảm ơn em đã nghĩ tới chị. Bởi tôi vừa nhắn tin hỏi thăm xem chị có ổn không, cuộc sống giữa thời dịch bệnh thế nào. Con trai chị vẫn kiếm được tiền mang về cho mẹ đấy chứ. Thế thôi. Mà chị bảo mình xúc động…

Thật hạnh phúc biết bao khi giữa mùa khốn khó, chúng ta vẫn luôn nhớ tới nhau.

 

Theo HOÀNG MY (SGGPO)

 

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.