Hội nhạc sỹ Việt Nam vinh danh 78 tác phẩm xuất sắc của năm 2020

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đêm nhạc Phó Đức Phương “Khúc hát phiêu ly” là một trong 78 tác phẩm xuất sắc được nhận giải thưởng của Hội Nhạc sỹ Việt Nam. Lễ trao giải diễn ra tối 17/1 tại Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam.

Nghệ sỹ nhân dân Phạm Ngọc Khôi (ngoài cùng bên phải) trao giải thưởng của Hội Nhạc sỹ Việt Nam cho các nghệ sỹ. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Nghệ sỹ nhân dân Phạm Ngọc Khôi (ngoài cùng bên phải) trao giải thưởng của Hội Nhạc sỹ Việt Nam cho các nghệ sỹ. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)


Lễ trao giải thưởng của Hội Nhạc sỹ Việt Nam diễn ra tối 17/1 tại Hà Nội, vinh danh 78 tác phẩm xuất sắc của năm 2020. Đến dự có Phó Thủ tưởng Vũ Đức Đam, Phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam.

Hạng mục Ca khúc có 41 giải, trong đó có 3 giải A là “Tiếng khèn” (Vũ Duy Cương, thơ Hoàng Chiến Thắng), “Ơn thầy” (Đức Tân), “Nơi ấy tình yêu bắt đầu” (Phạm Anh Thông, thơ Nguyễn Hồng Sơn), 16 giải B và 22 giải C.

Hạng mục Ca khúc thiếu nhi có 2 giải A là “Đêm trăng nhớ Cuội” (Phạm Quang Trung), “Biển hát lời mẹ Âu Cơ” (Văn Thành Nho) cùng 3 giải B và 5 giải C.

Hạng mục Giao hưởng có 1 giải A là giao hưởng thơ “Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản” (Nguyễn Ngọc Tú) và 1 giải C, không có giải B.

Hạng mục Hòa tấu thính phòng và Hợp xướng không có giải A, có một giải B cho tác phẩm “Tứ tấu dây” (Mai Ngọc Hùng) và 5 giải C.


 

Tác phẩm
Tác phẩm "Tứ tấu dây" của tác giả Mai Ngọc Hùng (Cần Thơ) được biểu diễn tại sự kiện. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)


Mảng Lý luận và sách nghiên cứu không có giải A chỉ có 5 giải B và 1 giải Khuyến khích. Trong khi đó, tác phẩm báo chí có 2 giải A thuộc về 10 bài báo nghiên cứu âm nhạc dân gian (Trần Thế Truyền) và 10 bài báo về âm nhạc năm 2019-2020 (Phan Thuận Thảo).

Hạng mục chương trình biểu diễn vinh danh chương trình đêm nhạc Chu Minh “Ta tự hào đi lên ôi Việt Nam,” đêm nhạc Doãn Nho “Tiến bước dưới quân kỳ,” chương trình “Cần Thơ hướng về miền Trung,” liveshow Xuân Bình “Tôi người Hải Phòng” và đêm nhạc Phó Đức Phương “Khúc hát phiêu ly”.

Các tác phẩm nhận giải được chọn lựa từ 205 tác phẩm của 205 tác giả là hội viên Hội Nhạc sỹ Việt Nam từ khắp các tỉnh, thành trên cả nước.

Chủ tịch Hội Nhạc sỹ Việt Nam Đỗ Hồng Quân đánh giá năm 2020 đã đi qua với nhiều khó khăn, thử thách nghiệt ngã. Tuy vậy, năm 2020 cũng ghi dấu những thành tích trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội; trong đó có lĩnh vực văn hóa, văn học, nghệ thuật.

Nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân đánh giá: “Về thể loại khí nhạc, ưu điểm là nhiều tác giả đã đi sâu vào đề tài lịch sử, chiến tranh cách mạng, đề tài về tình yêu quê hương đất nước con người, đã biết khai thác tính dân tộc, kết hợp giữa âm nhạc truyền thống và âm nhạc phương Tây. Có một số tác phẩm có tìm tòi sáng tạo trong cấu trúc và ngôn ngữ thể hiện, đã có tác phẩm giao hưởng thơ được viết khá chắc về bút pháp và được dàn nhạc quốc tế trình bày nên khá hấp dẫn.”

“Về thanh nhạc, số lượng ca khúc dự thi năm nay có nhiều hơn năm ngoái. Tuy nhiên chưa có ca khúc nào mang tính bứt phá trong thủ pháp, đề tài, ngôn ngữ âm nhạc. Phần nhiều đều nghe quen thuộc, bút pháp theo lối cũ, nhiều bài còn giống nhau kể cả về giai điệu lẫn nội dung. Tuy nhiên, Hội đồng giám khảo đã chọn ra được một số ca khúc nổi trội hơn, phát hiện một số đề tài mang tính thời sự như ca ngợi tình hữu nghị quốc tế, biết ơn thầy cô, phòng chống dịch COVID-19,” nhạc sỹ nhận xét.

“Về ca khúc thiếu nhi, điểm sáng lần này đã có những ca khúc hay cho trẻ em phù hợp với lứa tuổi hồn nhiên trong sáng của các em. So với năm ngoái thì chất lượng tốt hơn cả về nội dung lẫn hình thức trình bày,” ông nói thêm.


 

Nhạc sỹ Đinh Công Thuận, Chánh Văn phòng Hội nhạc sỹ Việt Nam, công bố các tác phẩm đạt giải. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Nhạc sỹ Đinh Công Thuận, Chánh Văn phòng Hội nhạc sỹ Việt Nam, công bố các tác phẩm đạt giải. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)



Chủ tịch Hội Nhạc sỹ Việt Nam cũng thừa nhận còn có những tác phẩm quá đơn giản, cấu trúc không rõ ràng, chưa thể hiện dấu ấn cá nhân, tính chuyên nghiệp chưa cao, một số tác phẩm giữa âm thanh và tổng phổ chưa khớp nhau.

Tuy nhiên, Hội đồng thẩm định ghi nhận kết quả lao động sáng tạo của các nhạc sỹ, nhà lý luận phê bình âm nhạc, đặc biệt là những nhà báo, nhạc sỹ lão thành thường xuyên tham gia giải hàng năm của Hội.

Lễ trao giải diễn ra tại Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam với phần biểu diễn nghệ thuật của các nghệ sỹ được nhận giải thưởng lần này./.

Bài hát "Khúc hát phiêu ly" trong đêm nhạc cùng tên tôn vinh nhạc sỹ Phó Đức Phương:


 

.

Theo Minh Thu (Vietnam+)
 

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).