Hội Nhà báo Việt Nam về nguồn tại Thái Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hội Nhà báo Việt Nam do đồng chí Lê Quốc Minh dẫn đầu về nguồn tại Thái Nguyên nhân kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam.

Ngày 20/4, Đoàn đại biểu Hội Nhà báo Việt Nam do đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam làm Trưởng đoàn về nguồn tại Thái Nguyên nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; 75 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950-21/4/2025) và 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025).

1h.jpg
Đồng chí Lê Quốc Minh, lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam và lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, người thầy của Báo chí cách mạng Việt Nam tại ATK Định Hóa.

Tham gia đoàn có các đồng chí Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương; Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội nhà báo Việt Nam; nhiều nhà báo lão thành, đại diện lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên và 350 đại biểu đại diện cho các cơ quan báo chí khắp cả nước.

Đoàn đã dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà Tưởng niệm Người trên đỉnh đèo De, xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, người thầy của báo chí cách mạng Việt Nam, đoàn đã bày tỏ lòng thành kính và báo công dâng Bác những kết quả Hội Nhà báo Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua; suốt đời học tập, noi theo tấm gương của các vị tiền bối cách mạng.

2h.jpg
Đồng chí Lê Quốc Minh và đoàn dâng hương tưởng nhớ các học viên Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.

Tiếp tục nhận thức sâu sắc trách nhiệm nặng nề nhưng rất vẻ vang của người làm báo cách mạng, nỗ lực phấn đấu góp phần xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam giàu tính chiến đấu, nhân văn, chuyên nghiệp và hiện đại, vì lợi ích của đất nước và nhân dân.

Đoàn đến dâng hương tại di tích nơi ra đời Hội Nhà báo Việt Nam ở xóm Roòng Khoa, xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa; thăm Nhà trưng bày của Hội Nhà báo Việt Nam, nơi lưu giữ những kỷ vật, tư liệu, hình ảnh về các hoạt động quan trọng của lãnh đạo Hội từ khi thành lập đến nay.

Tại địa điểm này, ngày 21/4/1950, Hội Những người viết báo Việt Nam (tiền thân của Hội Nhà báo Việt Nam) đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất, sự kiện ghi mốc son trong sự phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam từ 300 hội viên khi mới thành lập, đến nay Hội Nhà báo Việt Nam đã có hơn 25.500 hội viên, nhà báo, phóng viên, nhân viên hoạt động báo chí.

3h.jpg
Đồng chí Lê Quốc Minh phát biểu ý kiến tại Di tích quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.

Trong hành trình về nguồn, đoàn đến dâng hương tưởng nhớ các học viên của Trường viết báo Huỳnh Thúc Kháng tại Di tích lịch sử quốc gia địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng ở xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Đây là ngôi trường do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, đặt tên và chỉ thị Tổng bộ Việt Minh tổ chức ngày 4/4/1949, là cơ sở đào tạo cán bộ báo chí đầu tiên của báo chí cách mạng Việt Nam.

Phát biểu ý kiến tại Di tích lịch sử quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, đồng chí Lê Quốc Minh ôn lại sự kiện cách đây 76 năm, ngày 4/4/1949, Trường dạy làm báo mang tên nhà chí sĩ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng ra đời - cái nôi đào tạo thế hệ nhà báo chiến sĩ cách mạng đầu tiên.

4h.jpg
Các đại biểu tham quan Di tích lịch sử quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.

Giữa đại ngàn Việt Bắc, dưới những mái nhà tranh nứa đơn sơ, lớp nhà báo chiến sĩ đầu tiên của nước Việt Nam độc lập đã được ấp ủ, nuôi dưỡng và trưởng thành. Các học viên nhà báo chiến sĩ ấy đến từ khắp mọi miền Tổ quốc, mang trong mình nhiệt huyết và lòng yêu nước nồng nàn, để rồi từ ngôi trường mái nứa này, tỏa đi khắp các chiến trường, viết lên những trang báo thấm mồ hôi và máu xương, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, thống nhất non sông.

Đồng chí Lê Quốc Minh chia sẻ, những người làm báo ngày nay may mắn hơn thế hệ cha anh, không phải viết báo trong bom đạn, nhưng lại đối mặt với một mặt trận mới đầy cam go, mỗi ngày phải vượt qua hàng nghìn, hàng vạn tin giả, “bão” thông tin hỗn loạn từ mạng xã hội. Do đó, mỗi nhà báo phải trở thành chiến sĩ “biên phòng” trên không gian mạng, bảo vệ độc giả khỏi làn sóng xâm lăng văn hóa, những luận điệu xuyên tạc tinh vi; phải liên tục chạy đua với tốc độ internet, học cách sử dụng những công cụ mới mỗi ngày, trong khi vẫn giữ vững cốt cách người làm báo chân chính.

5h.jpg
Lãnh đạo Hội Nhà Báo Việt Nam trao đổi nghiệp vụ trong chương trình về nguồn.

Trước anh linh các nhà báo tiền bối, những người làm báo hôm nay dù đứng trước muôn vàn khó khăn, thách thức, dù thế giới đang đổi thay biến động, nhưng nguyện tiếp bước cha anh, tiếp nối truyền thống vừa hồng vừa chuyên của người làm báo cách mạng, viết tiếp bản hùng ca báo chí cách mạng bằng ngôn ngữ của thời đại số để xứng đáng với niềm tin của Đảng và nhân dân, viết tiếp những trang sử vẻ vang của báo chí cách mạng Việt Nam.

Theo THẾ BÌNH (NDO)

Có thể bạn quan tâm

"Núi trên đất bằng"

"Núi trên đất bằng"

(GLO)- Tiến sĩ Hà Thanh Vân đã nhận xét Tiểu thuyết "Núi trên đất bằng" của Võ Đình Duy là một tác phẩm văn chương đầu tay ra mắt năm 2025, đánh dấu bước chuyển đầy bất ngờ từ một kiến trúc sư trẻ sống ở Gia Lai sang hành trình kiến tạo thế giới văn chương.

NHÀ THƠ ĐÀO AN DUYÊN: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

Nhà thơ Đào An Duyên: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

(GLO)- Với nhà thơ Đào An Duyên, đọc và viết chính là hành trình nuôi chữ. Trong hành trình ấy, chị chọn một lối đi riêng, chắt chiu xúc cảm, gửi tiếng lòng vào từng con chữ với niềm mong giữ lại những xanh tươi cuộc đời, từ đó góp thêm một giọng thơ giàu hương sắc cho văn chương Gia Lai.

BẢO TỒN CÁC KỊCH BẢN TIÊU BIỂU CỦA HÁT BỘI BÌNH ĐỊNH: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

Bảo tồn các kịch bản tiêu biểu của hát bội Bình Định: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

(GLO)- Hát bội Bình Định là một di sản văn hóa đặc sắc với nhiều vở tuồng kinh điển như: Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Ngũ hổ Bình Tây, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo (còn có tên khác là Chém cáo, Cổ miếu vãn ca) của Nguyễn Diêu, Trầm hương các, Diễn võ đình và Cổ thành… của Đào Tấn.

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

(GLO)- 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ) hợp nhất là cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển vùng Duyên hải-Tây Nguyên. Cùng với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội…, văn hóa nghệ thuật cũng được công chúng hết sức quan tâm.

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Tôi không phải một dịch giả chuyên nghiệp - mào đầu vậy hoàn toàn không phải để biện hộ cho những sơ suất, sai sót và thô lậu mà bất cứ ai khi chạm tay vào việc dịch nói riêng, việc chữ nghĩa nói chung, dẫu là tay thuận hay tay ngang, đều phải đối mặt và chịu trách nhiệm.

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Trong ngôi nhà sàn dưới chân núi ở làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), Nghệ nhân nhân dân Ðinh Chương nở nụ cười sảng khoái, hồ hởi nói: “Bà con trong làng đang trông chờ ngày 1.7.2025, để không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà đồng bào Bana ở hai tỉnh trước đây sẽ về chung mái nhà tỉnh Gia Lai mới”.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê là chủ đề chung cho tập truyện ngắn “Người hai quê” của Hương Văn do Tạp chí Văn nghệ Quân đội chọn lọc và được NXB Quân đội Nhân dân - 2025 ấn hành. 

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

null