Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam 2022: Công bố hơn 10.000 tour kích cầu du lịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chiều 18/3, tại Hà Nội, Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức họp báo, thông tin về Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam (VITM) năm 2022 với chủ đề “Bình thường mới - Cơ hội mới cho Du lịch Việt Nam”. Hội chợ sẽ diễn ra từ ngày 31-3 đến ngày 3-4.
 
Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho biết: Hội chợ VITM năm 2022 là một sự kiện đặc biệt của ngành du lịch nước ta, tại đây sẽ công bố chương trình mở cửa, khôi phục các hoạt động du lịch quốc tế (cả inbound và outbound) với những giải pháp và lộ trình cụ thể.
Trong khuôn khổ hội chợ sẽ diễn ra chuỗi các hoạt động thiết thực, trong đó có Diễn đàn “Phục hồi Du lịch Việt Nam- Định hướng mới, Hành động mới” nhằm bàn thảo, góp ý những vấn đề để phục hồi du lịch sau đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, còn diễn ra các hội thảo “Nhân lực du lịch trong giai đoạn phục hồi du lịch Việt Nam”; “Phát triển loại hình du lịch golf, thế mạnh của du lịch Việt Nam”; Cuộc thi ứng dụng du lịch trực tuyến, giới thiệu về du lịch thể thao…
 
Dự kiến, các doanh nghiệp du lịch và hàng không sẽ tung ra tại hơn 10.000 tour du lịch kích cầu; 100.000 vé máy bay giá rẻ; hơn 1000 quà tặng khác cho công chúng
Dự kiến, các doanh nghiệp du lịch và hàng không sẽ tung ra tại hơn 10.000 tour du lịch kích cầu; 100.000 vé máy bay giá rẻ; hơn 1000 quà tặng khác cho công chúng
Được biết, Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam (VITM) năm 2022 còn kích cầu du lịch bằng việc đa dạng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu đã thay đổi rất nhiều của khách du lịch sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Hội chợ do Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức, năm nay có sự tham gia của Tổng cục Du lịch, trong đó Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch sẽ đồng hành trong 3 nhóm hoạt động là Diễn đàn Du lịch Việt Nam; quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam và công tác truyền thông, hoạt động nghiệp vụ.
Từ ngày 15-3, Việt Nam mở cửa lại hoạt động du lịch quốc tế và nội địa trong điều kiện bình thường mới thông qua đường hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển đảm bảo an toàn, phù hợp với các quy định phòng, chống dịch Covid-19; áp dụng với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (inbound), khách du lịch ra nước ngoài (outbound) và khách du lịch nội địa nhằm góp phần đẩy nhanh quá trình phục hồi du lịch nước ta.
Theo MAI AN (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Chư Păh đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Chư Păh đa dạng hóa sản phẩm du lịch

(GLO)- Có bề dày văn hóa truyền thống với các lễ hội, làng nghề đặc trưng của người Jrai, Bahnar và tiềm năng du lịch thiên nhiên ưu đãi, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) từng bước đa dạng hóa sản phẩm du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, du lịch trải nghiệm…
Trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ của suối Đak Hyam

Trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ của suối Đak Hyam

(GLO)- Từ trụ sở UBND xã Hà Tam (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) du khách theo con đường bê tông di chuyển khoảng 6 km về phía Đông Nam sẽ đến suối Đak Hyam. Tiếng nước lao xao đổ vào phiến đá mang theo hơi gió mát lành giữa khung cảnh núi rừng hoang sơ níu chân lữ khách.
Gia Lai đón 88.290 lượt khách trong 5 ngày nghỉ lễ

Gia Lai đón 88.290 lượt khách trong 5 ngày nghỉ lễ

(GLO)- Theo báo cáo của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai, trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 (từ 27-4 đến 1-5), tỉnh đón khoảng 88.290 lượt khách. Tổng doanh thu du lịch ước đạt 20,6 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2023.
Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

(GLO)-

Giữa núi rừng hùng vĩ tại xã Ia Dom (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) có một bãi tắm được ví như “biển trên núi”. Trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, bãi tắm ở dòng sông Pô Cô đã thu hút hàng ngàn lượt người đến vui chơi, thưởng ngoạn.

Du lịch xanh “lên ngôi”

E-magazineDu lịch xanh “lên ngôi”

(GLO)- Gia Lai có các tuyến giao thông đường bộ thuận lợi, những điểm cắm trại lý tưởng trong rừng, thác nước, nhất là các địa điểm du lịch đều gắn với thiên nhiên. 
Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

(GLO)- “Cơm lam, gà nướng không chỉ là món ăn mà còn chứa đựng câu chuyện về văn hóa của dân tộc Jrai. Vì vậy, tôi luôn nỗ lực để trở thành đầu bếp giỏi nhằm chuyển tải câu chuyện văn hóa ấy đến với mọi người qua ẩm thực”-ông Yaih (58 tuổi, làng Chuet Ngol, xã Chư Á, TP. Pleiku) bày tỏ.