Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam 2022: Cơ hội phục hồi du lịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau nhiều lần lỡ hẹn vì Covid-19, Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam Hà Nội 2022 (VITM Hà Nội 2022) với chủ đề: “Bình thường mới - Cơ hội mới cho Du lịch Việt Nam” sẽ chính thức trở lại từ ngày 31/3 đến 3/4 tại Cung Văn hóa Hà Nội. 

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Phạm Văn Thủy phát biểu tại họp báo về VITM Hà Nội 2022. Ảnh: T.LINH
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Phạm Văn Thủy phát biểu tại họp báo về VITM Hà Nội 2022. Ảnh: T.LINH
Tại cuộc họp báo chiều 18/3, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam nhấn mạnh, Hội chợ VITM năm nay là “sự kiện mở đầu cho giai đoạn mới của Du lịch Việt Nam giai đoạn phục hồi và phát triển trong bối cảnh bình thường mới” ngay sau khi Việt Nam mở lại hoàn toàn hoạt động du lịch từ ngày 15/3.
VITM Hà Nội 2022 được kỳ vọng sẽ góp phần khắc phục hậu quả của đại dịch Covid-19; triển khai Chương trình phục hồi du lịch Việt Nam trên cơ sở thúc đẩy du lịch nội địa phát triển nhanh, khôi phục du lịch inbound và outbound. VITM Hà Nội 2022 sẽ là nơi tạo cơ hội cho các cơ quan quản lý, cơ quan xúc tiến du lịch và các doanh nghiệp trao đổi, thảo luận về những vấn đề liên quan phục hồi và phát triển của du lịch Việt Nam sau đại dịch Covid-19, trong đó tập trung vào việc xây dựng các sản phẩm du lịch an toàn, bảo vệ môi trường, chuyển đổi số để chuyển đổi du lịch thành ngành kinh tế xanh và ngành kinh tế số.
Đồng thời, việc nỗ lực tổ chức VITM Hà Nội 2022 cũng góp phần giữ vững vị thế và thương hiệu VITM là Hội chợ du lịch hàng đầu Việt Nam, Hội chợ có tầm cỡ trong khu vực.
Mặc dù các doanh nghiệp du lịch bị thiệt hại nặng nề do đại dịch Covid-19, VITM Hà Nội 2022 vẫn thu hút được sự tham gia của một số lượng lớn doanh nghiệp du lịch. Vì vậy, quy mô của VITM 2022 lớn hơn VITM 2020. So với VITM 2019 có 55 tỉnh, thành phố có gian hàng tham dự, năm nay Hội chợ dự kiến có 52 tỉnh, thành phố đăng ký.
Dự kiến sẽ có hơn 500 doanh nghiệp đăng ký, bao gồm: Doanh nghiệp Khách sạn/Khu nghỉ dưỡng, các doanh nghiệp lữ hành, Cơ quan quản lý du lịch, Trung tâm Xúc tiến Du lịch, các hãng hàng không và các đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch khác.
Đại diện của Hiệp hội Du lịch nhận định, đây là một nỗ lực rất lớn của các địa phương nhằm quảng bá, xúc tiến du lịch sau thời gian chịu tác động của Covid-19.
Hội chợ năm nay có sự tham dự của 6 quốc gia và vùng lãnh thổ như Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ và Đài Loan (Trung Quốc).
Ban tổ chức cho biết, tại VITM năm nay, các doanh nghiệp du lịch và Hàng không sẽ tung ra hơn 10.000 tour kích cầu; 100.000 vé máy bay giá rẻ; trên 1000 quà tặng.
Điểm nhấn của VITM Hà Nội 2022 là Diễn đàn “Phục hồi Du lịch Việt Nam – Định hướng mới, Hành động mới”.
Diễn đàn “Phục hồi Du lịch Việt Nam – Định hướng mới, Hành động mới” sẽ là sự kiện chuyên môn quan trọng nhất của Hội chợ. Đây là cơ hội để cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và doanh nghiệp cùng nhau trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm, sáng kiến trong việc phục hồi và phát triển du lịch trong trạng thái bình thường mới.
Tại Diễn đàn, dưới hình thức trực tuyến và trực tiếp, các nhà quản lý, các chuyên gia du lịch, các lãnh đạo cơ quan quản lý, một số Hiệp hội, doanh nghiệp du lịch quốc tế và Việt Nam sẽ trao đổi về xu thế phát triển của ngành du lịch, về sự chuyển hóa của các dịch vụ du lịch khi chuyển sang trạng thái bình thường mới, trong đó phải đưa vào hoạt động du lịch các yếu tố an toàn, bảo vệ môi trường, ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo và các công nghệ mới trong du lịch. Đặc biệt những giải pháp cấp bách để phục hồi nhanh các hoạt động du lịch là trọng tâm của Diễn đàn này.
Dự kiến sẽ có khoảng 3.000 doanh nghiệp theo dõi Diễn đàn trực tiếp và trực tuyến (qua livestream).
Ngoài ra, VITM Hà Nội 2022 có một số các hoạt động khác như Đại hội Hiệp hội Du lịch Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2027; Hội thảo Nhân lực du lịch trong giai đoạn phục hồi; Hội thảo Phát triển loại hình du lịch golf, thế mạnh của Du lịch Việt Nam,…
Theo T.LINH (NDĐT)

Có thể bạn quan tâm

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

Việc hợp nhất hai tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới) không chỉ kiến tạo không gian phát triển mới mà còn thúc đẩy ngành du lịch đột phá. Sự kết hợp khai thác tài nguyên du lịch rừng và biển sẽ tạo ra chuỗi sản phẩm đa dạng, hấp dẫn.

Xem phim rồi check-in Bàu Trắng

Xem phim rồi check-in Bàu Trắng

Những ngày qua, sau khi phim “Lật Mặt 8” mang tên “Vòng tay nắng” với những cảnh quay tại Khu du lịch Bàu Trắng (huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) khởi chiếu tại các rạp thì ngày càng có nhiều người đến check-in hơn với các địa danh được nhắc đến trong phim.

Biển đảo Phú Yên - vẻ đẹp nguyên sơ gọi mời

Biển đảo Phú Yên - vẻ đẹp nguyên sơ gọi mời

Với đường bờ biển dài đến 189 km, trải dọc từ vịnh Xuân Đài ở phía Bắc đến Hòn Nưa nơi cực Nam, Phú Yên sở hữu kho tàng thiên nhiên biển đảo phong phú và quyến rũ, là điểm đến hấp dẫn trong mùa hè cho những ai yêu thích vẻ đẹp hoang sơ, tĩnh lặng và chân thực.

Bánh hoa mai kẹp hạt

Bánh hoa mai kẹp hạt

Cơ sở sản xuất ngũ cốc, trà hoa Cô Ba Bình Định (phường Hoài Hảo, TX Hoài Nhơn) hiện cung ứng ra thị trường dòng sản phẩm mới mang tên bánh hoa mai kẹp hạt, được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị tự nhiên, bổ dưỡng.
Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng. Ảnh: Ngọc Minh

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng

(GLO)- Phát huy tiềm năng, thế mạnh cảnh quan thiên nhiên cũng như bản sắc văn hóa dân tộc, anh Hvinh Nút (làng Đăk Asêl, xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) phát triển mô hình du lịch cộng đồng, mở ra hướng làm kinh tế mới, gia tăng thu nhập, tạo việc làm cho người dân địa phương.

null