Hội An thắp đèn lồng đón giao thừa, chào năm mới 2018

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 26-12, ông Võ Phùng-Giám đốc Trung tâm văn hoá thể thao TP.Hội An (tỉnh Quảng Nam) - cho biết TP.Hội An sẵn sàng các hoạt động trình diễn nghệ thuật để đón du khách chào mừng năm mới 2018.
Hai du khách người nước ngoài bận áo dài truyền thống Việt Nam tham quan phố cổ Hội An.
Hai du khách người nước ngoài bận áo dài truyền thống Việt Nam tham quan phố cổ Hội An.
Ngày 26-12, ông Võ Phùng-Giám đốc Trung tâm văn hóa thể thao TP.Hội An (tỉnh Quảng Nam) - cho biết TP.Hội An sẵn sàng các hoạt động trình diễn nghệ thuật để đón du khách chào mừng năm mới 2018.
Một trong những điểm nhấn theo ông Phùng là đại tiệc mừng năm mới tái hiện hình ảnh phố cổ Hội An đầu thế kỷ 20 vào thời khắc giao thừa. 
Chương trình có sự tham gia của nhiều đoàn nghệ thuật có tên tuổi tại Hội An và các nhóm nghệ thuật quần chúng. Để tái hiện phố cổ, các tuyến đường chính như Lê Lợi, Trần Phú, Bạch Đằng... đã được bố trí sắp xếp theo bối cảnh. 
Thành phố Hội An cũng cho tắt điện một số khu vực bao quanh như bờ Bắc Cẩm Nam, đường Nguyễn Phúc Chu... 
Việc cấm các loại xe lưu thông, đậu đỗ trên vỉa hè, trước hiên nhà, kể cả xe bán hàng rong cũng sẽ được thực hiện nghiêm ngặt. Hình ảnh phố cổ được tái hiện dựa trên sự phối kết hợp của âm thanh, ánh sáng và các hoạt động nghệ thuật đi kèm.
Tới phố cổ vào đêm giao thừa du khách sẽ được chứng kiến một Hội An tĩnh lặng, không có âm thanh của các loại nhạc hiện đại, không có âm thanh của các loại động cơ phục vụ cho sản xuất và dịch vụ. 
Trên sông Hoài không có các loại ghe, thuyền hiện đại; các loại ghe, thuyền cổ đậu, đỗ với mức độ vừa phải, dành mặt sông cho việc thả hoa đăng và cho du khách dạo chơi bằng thuyền chèo tay.
Toàn bộ không gian của các di tích tham quan kể cả gian trên lầu của các hộ gia đình, các cơ quan, đơn vị chỉ sử dụng lồng đèn để chiếu sáng, không sử dụng các loại đèn dây, đèn chớp nháy.
Ngoài chương trình chủ đạo trên, dịp này Hội An cũng tổ chức nhiều hoạt động vui chơi giải trí đặc trưng vùng Quảng như biểu diễn nghệ thuật dân gian và dịch vụ ẩm thực hằng đêm, trưng bày ảnh đẹp "Du lịch Quảng Nam" năm 2017, liên hoan "Bước nhảy mùa Xuân", giao lưu các ban nhạc Hội An thu hút các ban nhạc Jazz điêu luyện đến từ các địa phương trong toàn tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, trình diễn nghệ thuật, nhảy dân vũ, Flashmob, xổ số may mắn đầu năm, khiêu vũ và hóa trang đường phố... cũng sẽ được tổ chức.
Thái Bá Dũng (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Huyền thoại thác Drai Măk

Huyền thoại thác Drai Măk

Bắt nguồn từ dòng suối Êa Măk hiền hòa thuộc địa phận buôn Thái, xã Ea Kuêh (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk), thác Drai Măk theo tiếng của người Êđê có nghĩa là “thác nước mang tên chàng Măk”.

Du lịch “hành xác”

Du lịch “hành xác”

(GLO)- Đời sống phát triển, ngày càng có nhiều người yêu thích tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, khám phá vùng đất mới. Dù vậy, kiểu du lịch “hành xác” với mục tiêu chụp được những bức ảnh đẹp nhất, chạy đua với thời gian để đến được nhiều nơi nhất lại đang khiến nhiều người cạn kiệt năng lượng.

Dịch vụ câu tôm, cua ở thị xã Ayun Pa hút khách

Dịch vụ câu tôm, cua ở thị xã Ayun Pa hút khách

(GLO)- Tuy mới đi vào hoạt động song mô hình dịch vụ câu tôm, cua tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) thu hút rất đông người dân và các “cần thủ”. Không chỉ mang tính chất giải trí, người câu còn được thu “chiến lợi phẩm” để thưởng thức. 

Ruộng bậc thang ở buôn Ma Giai. Ảnh: N.Đ.M

Độc đáo ruộng bậc thang ở buôn Ma Giai

(GLO)- Nằm dưới chân núi Ơi Phí, buôn Ma Giai (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) được biết đến là ngôi làng của đồng bào dân tộc Chăm H’roi có nguồn gốc từ Phú Yên. Nơi đây hiện hữu những chân ruộng bậc thang độc đáo.