Hội An mở cửa tham quan thêm hội quán người Hoa ở phố cổ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một hội quán của người Hoa với sự độc đáo về kiến trúc vừa được thành phố Hội An (Quảng Nam) mở cửa phục vụ khách tham quan.

1
Thành phố Hội An vừa khai trương điểm tham quan hội quán Hải Nam ở số 10 đường Trần Phú. Hội quán này nằm sát tuyến đường đi bộ ở khu phố cổ.
2
Hội quán Hải Nam trước đây gọi là Quỳnh Phủ Hội quán, được xây dựng từ những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ 19, với lối kiến trúc cổ của Trung Hoa. Hội quán còn đầy đủ các gian chính điện, nhà Đông, nhà Tây, sân trước, sân sau...
3
Trải qua thời gian và các biến cố lịch sử, hội quán người Hoa ở Hội An vẫn được bảo tồn nguyên vẹn về kiến trúc, tín ngưỡng thờ phụng, phong tục tập quán. Trước Hội quán Hải Nam, thành phố Hội An đã đưa vào tham quan các di tích như Hội quán Phước Kiến, Quảng Đông, Triều Châu.
4
Hội quán Hải Nam có nhiều điểm riêng biệt so với các hội quán được đưa vào điểm tham quan trước đây, trong đó giữa chánh điện là một bộ thờ bằng gỗ sơn son thiếp vàng miêu tả cảnh sinh hoạt tam giới "Trời, Đất, Thủy Cung" hết sức độc đáo.
5
Phía trong long môn là bài vị 108 anh linh - tương truyền là những thương nhân chết oan trên biển vì quan quân tưởng nhầm là cướp biển nên bắn đại bác vào thuyền, sau đó được vua Tự Đức giải oan và sắc phong "Nghĩa Liệt Chiêu Ứng", cấp đất lập miếu thờ phụng.
6
Tất cả những họa tiết bằng gỗ phía trong Hội quán Hải Nam đều được đặt các nghệ nhân chế tác tại Trung Quốc, vận chuyển bằng đường biển đến thương cảng Hội An, chuyển về hội quán lắp ráp, tuổi thọ trên 100 năm.
7
Từ chánh điện nhìn ra, phía bên trái có bàn thờ Thần Tài, phía bên phải thờ Tiền Hiền với ý nghĩa cầu mong tiền tài và được các bậc tiền nhân che chở. Trong ảnh là nơi thờ Tiền Hiền.
8
Bên trong Hội quán có nhiều tài liệu liên quan đến câu chuyện 108 anh linh được vua Tự Đức giải oan.
9
Hội quán có hai dãy ghế cổ trên 100 năm tuổi, được đóng và chuyển từ Trung Quốc sang. Lưng và mặt ghế được lót đá tự nhiên, xung quanh điểm khảm trai.

Theo những người trông coi hội quán, vài năm trước giới chơi đồ cổ đến hỏi mua những chiếc ghế này, với giá hơn 10 triệu/chiếc nhưng hội quán không bán.
10
Trên mái nhà cổ, có nhiều linh vật được đặt ở nhiều hướng khác nhau.
11
Một phần mái nhà tại Hội quán Hải Nam được trồng cây xanh.
12
Mỗi năm, Hội quán tổ chức hành lễ vào các dịp 2/1 và 15-6 Âm lịch.

Theo Vnexpress

Có thể bạn quan tâm

Huyền thoại thác Drai Măk

Huyền thoại thác Drai Măk

Bắt nguồn từ dòng suối Êa Măk hiền hòa thuộc địa phận buôn Thái, xã Ea Kuêh (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk), thác Drai Măk theo tiếng của người Êđê có nghĩa là “thác nước mang tên chàng Măk”.

Du lịch “hành xác”

Du lịch “hành xác”

(GLO)- Đời sống phát triển, ngày càng có nhiều người yêu thích tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, khám phá vùng đất mới. Dù vậy, kiểu du lịch “hành xác” với mục tiêu chụp được những bức ảnh đẹp nhất, chạy đua với thời gian để đến được nhiều nơi nhất lại đang khiến nhiều người cạn kiệt năng lượng.

Dịch vụ câu tôm, cua ở thị xã Ayun Pa hút khách

Dịch vụ câu tôm, cua ở thị xã Ayun Pa hút khách

(GLO)- Tuy mới đi vào hoạt động song mô hình dịch vụ câu tôm, cua tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) thu hút rất đông người dân và các “cần thủ”. Không chỉ mang tính chất giải trí, người câu còn được thu “chiến lợi phẩm” để thưởng thức. 

Ruộng bậc thang ở buôn Ma Giai. Ảnh: N.Đ.M

Độc đáo ruộng bậc thang ở buôn Ma Giai

(GLO)- Nằm dưới chân núi Ơi Phí, buôn Ma Giai (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) được biết đến là ngôi làng của đồng bào dân tộc Chăm H’roi có nguồn gốc từ Phú Yên. Nơi đây hiện hữu những chân ruộng bậc thang độc đáo.