Học kiểu 'bội thực' chỉ làm học sinh kém đi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Việc giao cho tất cả học sinh một phiếu bài tập có nội dung giống nhau mà không có lưu ý gì cho riêng từng học sinh: bài nào bắt buộc làm, bài nào khuyến khích, sẽ gây ra thói quen "khá khủng khiếp"...

Một người em học dưới khóa ở trường cấp 2 với tôi, gặp tôi ở sân bay, việc đầu tiên cậu ấy hỏi: tại sao con em lại phải làm nhiều bài tập về nhà đến vậy? Bộ Giáo dục cần làm gì đó để các cô giáo không cho học sinh lớp 1 bài tập về nhà đi chứ!

 

Việc giao bài tập cho học sinh cần lưu ý bài nào là bắt buộc, bài nào là khuyến khích để không quá gây áp lực với học sinh. Ảnh: Đậu Tiến Đạt
Việc giao bài tập cho học sinh cần lưu ý bài nào là bắt buộc, bài nào là khuyến khích để không quá gây áp lực với học sinh. Ảnh: Đậu Tiến Đạt



Rồi sau đó, lúc ăn trưa với mấy người bạn, tất cả họ lại than phiền rằng, con họ (học lớp 3, 6,...) có nhiều bài tập khó quá.

Tối qua, một người bạn học đại học cùng tôi, gửi qua zalo ảnh chụp phiếu bài tập, kèm câu hỏi "sao lớp 7 lại có dạng bài tập này...!".

Thật khó cho tôi quá. Tôi không thể tư vấn hết cho những câu hỏi, câu thắc mắc đó. Cũng khó cho tất cả, nên tôi chỉ có thể chia sẻ với các bạn, cả thực tiễn của tôi, cả quy định trong giáo dục.

Tôi thấy rằng, việc giao cho tất cả học sinh một phiếu bài tập có nội dung giống nhau mà không có lưu ý gì cho riêng từng học sinh: bài nào bắt buộc làm, bài nào khuyến khích, sẽ gây ra thói quen khá khủng khiếp: phụ huynh sẽ bắt, sẽ muốn con làm hết bài tập trong phiếu cô giao.

Và tất nhiên có những bài tập rất khó, vượt quá xa khả năng của học sinh, khiến các em mệt, sợ.

Thêm nữa, có bài dễ, bài tương tự quá nhiều, khiến học sinh chán, ghét.

Lớp 1 thì từ lâu đã có quy định "không giao bài về nhà", còn các lớp khác cũng thế thôi, nếu giáo viên giao bài không phù hợp, quá sức, không có đủ điều kiện làm thì phụ huynh cũng nên phải hồi, thảo luận với giáo viên.

Sự thật là phụ huynh quên mất trách nhiệm phối hợp với giáo viên trong giáo dục, chỉ có thói quen thực hiện, mà việc làm thường xuyên là hỏi con "đã làm xong bài cô giao chưa?" Hoặc: “Sao còn bài này chưa làm...?", chứ mấy ai “dám” phản biện với giáo viên rằng bài này quá khó, hoặc con nhà tôi không có đủ thời gian để làm!

Phụ huynh cũng thường lo lắng: nếu không làm hết bài tập, giáo viên phê bình và cho điểm thấp. Sao phụ huynh lại không lo thêm rằng: nếu học kiểu "bội thực" thì con sợ, chán,... và kiểu gì cũng kém đi?!

Tôi cũng đã từng trao đổi với giáo viên của con về chuyện làm bài tập. Lần đầu thấy khá khó với bản thân mình, nhất là "không biết có đúng không, nói như vậy có phải là do chiều con quá không"

Đó là lúc con tôi mới đi học, cháu học đọc không tốt, viết không được như yêu cầu,... và rồi từ lần sau, tôi có khả năng hiểu con hơn, thông tin tới giáo viên của con thường xuyên, có lý hơn.

Chuyện chẳng có gì to, chẳng có gì đáng lo, cho đến khi, ta thực sự là phụ huynh của con, đại diện được con trong hiểu và phối hợp với giáo viên. Việc này cũng cần dũng cảm đó!

Theo PGS Chu Cẩm Thơ
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

 

Có thể bạn quan tâm

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đó là mong muốn của hàng triệu người làm công ăn lương khi Bộ Tài chính chính thức lấy ý kiến góp ý rộng rãi về việc sửa đổi những bất cập của luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành.