Hoang sơ đồi cát Hòa Thắng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Bình Thuận, khu đồi cát ở xã Hòa Thắng có chiều dài khoảng 2 km, chạy dọc theo bờ biển Hòn Rơm, hút hồn du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ.
 

 Đồi cát Hòa Thắng - địa danh hấp dẫn du khách
Đồi cát Hòa Thắng - địa danh hấp dẫn du khách
Đón bình minh trên đồi cát
Đón bình minh trên đồi cát


Đồi cát còn là điểm thu hút giới nhiếp ảnh, họ bị hấp dẫn bởi những đồi cát điệp trùng với đường nét, mảng khối kỳ ảo, thênh thang, uốn lượn mê đắm lòng người. Đồi cát ở đây không cao như ở Mũi Né, Phan Thiết, nhưng có nhiều dáng vẻ, hình khối lạ thường. Trong số những đồi cát ở Hòa Thắng, đồi cát có tên Trinh Nữ được giới nhiếp ảnh nghệ thuật cả nước mệnh danh là “đệ nhất đồi cát Việt Nam”, bởi chỉ một màu trắng tinh khôi, mang dánh hình thon thả, gợi cảm của một người thiếu nữ, là cảm hứng sáng tác của rất nhiều nhiếp ảnh gia. Đồi cát nơi đây chuyển động theo từng đợt gió nên còn được gọi là “đồi cát bay”.
 

Đường nét
Đường nét
Đường về qua đồi cát
Đường về qua đồi cát


Giữa mênh mông đồi cát là hai bàu lớn quanh năm đầy nước, là nét chấm phá rất riêng, tạo nên cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, hữu tình. Bàu nước lớn dài trên 4km rộng 400m chia làm hai phía: phía ngoài là Bàu Ông nhỏ dài, phía trong là Bàu Bà rộng, sâu... Hoa sen, hoa súng nở quanh năm và có rất nhiều cá: cá rô, cá lóc, cá trê... Theo truyền thuyết, hai bàu nước này hình thành từ thời Lê Lợi, do người dân nơi đây đắp đập để quân đi qua, thuận lợi cho bảo vệ bờ cõi. Đến với đồi cát Hòa Thắng, du khách có thể tham gia các trò chơi như kéo co, câu cá, trượt cát đầy hấp dẫn, lôi cuốn mọi lứa tuổi.
 

 Sóng cát
Sóng cát
Sức sống trên đồi cát
Sức sống trên đồi cát

Theo Tạp chí Du lịch

Có thể bạn quan tâm

Chư Păh đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Chư Păh đa dạng hóa sản phẩm du lịch

(GLO)- Có bề dày văn hóa truyền thống với các lễ hội, làng nghề đặc trưng của người Jrai, Bahnar và tiềm năng du lịch thiên nhiên ưu đãi, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) từng bước đa dạng hóa sản phẩm du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, du lịch trải nghiệm…
Trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ của suối Đak Hyam

Trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ của suối Đak Hyam

(GLO)- Từ trụ sở UBND xã Hà Tam (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) du khách theo con đường bê tông di chuyển khoảng 6 km về phía Đông Nam sẽ đến suối Đak Hyam. Tiếng nước lao xao đổ vào phiến đá mang theo hơi gió mát lành giữa khung cảnh núi rừng hoang sơ níu chân lữ khách.
Gia Lai đón 88.290 lượt khách trong 5 ngày nghỉ lễ

Gia Lai đón 88.290 lượt khách trong 5 ngày nghỉ lễ

(GLO)- Theo báo cáo của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai, trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 (từ 27-4 đến 1-5), tỉnh đón khoảng 88.290 lượt khách. Tổng doanh thu du lịch ước đạt 20,6 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2023.
Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

(GLO)-

Giữa núi rừng hùng vĩ tại xã Ia Dom (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) có một bãi tắm được ví như “biển trên núi”. Trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, bãi tắm ở dòng sông Pô Cô đã thu hút hàng ngàn lượt người đến vui chơi, thưởng ngoạn.

Du lịch xanh “lên ngôi”

E-magazineDu lịch xanh “lên ngôi”

(GLO)- Gia Lai có các tuyến giao thông đường bộ thuận lợi, những điểm cắm trại lý tưởng trong rừng, thác nước, nhất là các địa điểm du lịch đều gắn với thiên nhiên. 
Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

(GLO)- “Cơm lam, gà nướng không chỉ là món ăn mà còn chứa đựng câu chuyện về văn hóa của dân tộc Jrai. Vì vậy, tôi luôn nỗ lực để trở thành đầu bếp giỏi nhằm chuyển tải câu chuyện văn hóa ấy đến với mọi người qua ẩm thực”-ông Yaih (58 tuổi, làng Chuet Ngol, xã Chư Á, TP. Pleiku) bày tỏ.