Hoa văn Việt Nam thêm một lần tiếc nuối

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cuốn sách Hoa văn Việt Nam - Từ thời tiền sử đến nửa đầu thời kỳ phong kiến của cố PGS Nguyễn Du Chi (Nhà xuất bản Hồng Đức) đang được giới thiệu tới độc giả.

 

Bìa sách và một hoa văn được in trong sách (ảnh nhỏ) - Ảnh: K.M
Bìa sách và một hoa văn được in trong sách (ảnh nhỏ) - Ảnh: K.M




Hoa văn Việt Nam - Từ thời tiền sử đến nửa đầu thời kỳ phong kiến được xuất bản lần đầu tiên năm 2003, nhân giỗ 3 năm của PGS Nguyễn Du Chi (1938 - 2000).

PGS Nguyễn Du Chi sinh tại xã Ích Hậu, H.Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình có nhiều đóng góp về nghiên cứu khoa học cho đất nước. Ông nội là Nguyễn Hiệt Chi - người sáng lập Công ty Liên Thành và Trường Dục Thanh (Phan Thiết); bác ruột là bác sĩ Nguyễn Kinh Chi - từng làm Thứ trưởng Bộ Y tế và chuyên gia dân tộc học; bố đẻ là GS Nguyễn Đổng Chi - nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, nhà dân tộc học và chuyên gia Hán Nôm; anh ruột là GS Nguyễn Huệ Chi - có tiếng với công trình Thơ văn Lý Trần...

Năm 1962, Nguyễn Du Chi tốt nghiệp Khoa Ngữ văn - Trường ĐH Sư phạm Vinh (Nghệ An), về công tác tại Viện Mỹ thuật (thuộc Đại học Mỹ thuật Việt Nam) cho đến khi qua đời. Gần 40 năm cống hiến cho ngành nghiên cứu mỹ thuật, làm Trưởng ban Nghiên cứu mỹ thuật cổ, Thư ký Hội đồng khoa học, PGS Nguyễn Du Chi và các đồng nghiệp đã xác lập một trật tự chính xác về phân kỳ lịch sử mỹ thuật Việt Nam. PGS - nhà giáo nhân dân Nguyễn Lương Tiểu Bạch đánh giá ông xứng đáng là chuyên gia về kiến trúc cổ truyền người Việt.

Hoa văn Việt Nam - Từ thời tiền sử đến nửa đầu thời kỳ phong kiến là một trong 2 công trình nghiên cứu của Nguyễn Du Chi được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật (2002). Sách được tác giả chia làm 3 chương lớn: chương 1: Hoa văn thời tiền sử, chương 2: Hoa văn thời sơ sử, chương 3: Hoa văn nửa đầu thời phong kiến. Hai chương đầu, PGS Nguyễn Du Chi phân loại theo hình mẫu trang trí như hoa văn bọ gậy, hoa văn sóng nước, hoa văn hình về loài cỏ, hoa văn các loại hình người nhảy múa... Chương 3, tác giả phân loại hoa văn theo mô típ như rồng, phượng, hoa cúc, hoa sen... Từ đó, tác giả phân tích sâu về các biểu tượng của mô típ này trong xã hội, về mối quan hệ của hoa văn Việt Nam với các nền văn hóa khác trong khu vực.

Đáng tiếc là PGS Nguyễn Du Chi viết đến hoa văn hình hoa mẫu đơn thì đột ngột ốm nặng rồi qua đời. Chính điều này khiến cho nội dung cuốn sách phải dừng lại ở các hoa văn thế kỷ XV. Từ thế kỷ XVI đến hết thời Nguyễn và nửa đầu thế kỷ XX, dù tư liệu đã được ông chuẩn bị đầy đủ song không thể có ai tiếp tục viết thay ông. Ngoài ra, những người biên soạn sách Hoa văn Việt Nam - Từ thời tiền sử đến nửa đầu thời kỳ phong kiến trong lần xuất bản đầu tiên còn cho biết thêm, có thể vẫn thiếu cả hoa văn nghệ thuật Champa và di tích miền Nam mà sinh thời PGS Nguyễn Du Chi đã có nhiều dịp đi thực tế nghiên cứu.

Một điều đáng tiếc nữa cho lần xuất bản mới đây, không hiểu vì lý do gì, các hình minh họa hoa văn đi kèm không được chú ý chăm chút. Cả cuốn sách chỉ in hai màu đen trắng khiến cho nhiều họa tiết hoa văn rất lem nhem, không bằng lần xuất bản đầu tiên gần 20 năm trước, trong sách còn những hình màu. Chính vì chỉ in hai màu đen trắng này đã làm giảm đi nhiều giá trị của cuốn sách, nhất là với những bạn đọc chuyên ngành đòi hỏi độ chính xác cao và những người yêu sách kỳ khu muốn những cuốn sách vừa hay về nội dung vừa đẹp về hình thức. Bên cạnh đó, việc biên tập cho lần tái bản này cũng chưa được chăm chút kỹ càng, còn sót lỗi chính tả cả về kỹ thuật lẫn nội dung.

 

Theo Khải Mông (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.