Phát hiện người Neanderthal tuyệt chủng từng ăn cá mập và cá heo để tồn tại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo một nghiên cứu mới cho thấy, người Neanderthal tuyệt chủng từng ăn cá mập và cá heo tại một bờ biển ở Bồ Đào Nha để tồn tại.

 

Càng cua được tìm thấy trong hang mà người Neanderthals sinh sống. Ảnh: João Zilhão
Càng cua được tìm thấy trong hang mà người Neanderthals sinh sống. Ảnh: João Zilhão




BBC đưa tin, nghiên cứu mới bổ sung thêm bằng chứng cho thấy người Neanderthal đã kiếm thức ăn từ biển như người hiện đại.

Trong nhiều thập kỷ, việc tìm kiếm thực phẩm từ biển và sông ngòi được xem là một điều độc đáo của loài người.

Các nhà khoa học tìm thấy chứng cứ chỉ ra người Neanderthal  sống phụ thuộc vào hải sản tại một địa điểm ở miền Nam Bồ Đào Nha.

Người Neanderthal sống từ 86.000 đến 106.000 năm trước tại hang Figueira Brava gần Setubal, Bồ Đào Nha. Họ ăn hến, cua, và các loại cá như cá mập, lươn, chim biển, cá heo và hải cẩu để tồn tại.


 

Xương sống của con lươn được tìm thấy trong hang của người Neanderthal sinh sống. Ảnh: João Zilhão
Xương sống của con lươn được tìm thấy trong hang của người Neanderthal sinh sống. Ảnh: João Zilhão



Nhóm nghiên cứu, dẫn đầu là Tiến sĩ João Zilhão của Đại học Barcelona, ​​Tây Ban Nha, đã phát hiện ra rằng thực phẩm biển chiếm khoảng 50% khẩu phần ăn của người Neanderthal. Nửa còn lại đến từ các động vật trên cạn như hươu, dê, ngựa, bò Tur và rùa.

Việc khai thác tài nguyên biển của người hiện đại (Homo sapiens) có từ khoảng 160.000 năm trước ở miền Nam Châu Phi.

Một số nhà nghiên cứu trước đây đã đề xuất một lý thuyết, axit béo có trong hải sản góp phần tăng cường phát triển nhận thức ở người hiện đại.

Điều này giúp giải thích về thời kỳ phát minh và sáng tạo trong các quần thể người hiện đại ở Châu Phi khoảng 200.000 năm trước. Nó cũng giúp người hiện đại vượt qua các nhóm người khác như Neanderthal và Viking.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu phát hiện ra người Neanderthal ở Figueira Brava đã sống dựa vào biển với quy mô tương đương nhóm người hiện đại sống cùng thời ở miền Nam châu Phi.

Nhận xét về những phát hiện này, Tiến sĩ Matthew Pope đến từ Viện Khảo cổ học tại UCL, Vương quốc Anh, cho biết: "Zilhão và nhóm nghiên cứu tuyên bố đã tìm thấy "đống phân" giúp họ phát hiện ra cấu trúc của con người gần như được tạo thành từ các vỏ sò. Trong các thời kỳ sau này trên khắp thế giới, những người săn bắn vỏ sò ven biển thậm chí còn chôn chúng cùng mình. Điều này có thể so sánh với thời kỳ đồ đá ở Châu Phi".

 

https://laodong.vn/the-gioi/phat-hien-nguoi-neanderthal-tuyet-chung-tung-an-ca-map-va-ca-heo-de-ton-tai-793710.ldo

Theo HỒNG HẠNH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.