Họa sĩ trẻ giàu đam mê và cảm xúc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nói đến những họa sĩ trẻ tiêu biểu của Gia Lai, mọi người đều nghĩ ngay đến Mai Quý Ngọc, Nguyễn Văn Chung và nhà điêu khắc Nguyễn Vinh.
1. Hầu hết tác phẩm của họa sĩ Mai Quý Ngọc đều mang phong cách hiện đại. Xuyên suốt sáng tác của mình, anh đã phô diễn một thủ pháp trang trí mặt phẳng. Những mảng màu của Mai Quý Ngọc như dải lụa mềm mại, bồng bềnh, sinh động với những sắc màu óng ánh, linh hoạt, chuyển động trong một không gian vô định. Tất cả hòa quyện, chuyển động và đồng vọng tạo nên giai điệu du dương, quyến rũ trong bản giao hưởng thẩm mỹ lung linh, say đắm lòng người.
Những gương mặt trẻ thơ, hình tượng nhà mồ, nhà rông, mô típ hoa văn trang phục được Mai Quý Ngọc thể hiện một cách tinh tế, có tính khái quát cao. Ngắm nhìn tác phẩm “Mẹ Tây Nguyên” (sơn dầu) và “Hạnh phúc” (sơn dầu), người xem như bị cuốn hút, lạc lối vào một thế giới mộng ảo của những sắc màu, để rồi từ đó, mỗi người tự nhận ra cội nguồn và bản sắc bí ẩn của rừng, của mảnh đất cao nguyên đại ngàn. Tác giả luôn tôn vinh mảnh đất đại ngàn ấy, bởi chính nơi đây anh được sinh ra, lớn lên và được nuôi dưỡng tử tế. Trong một thời khắc nhất định, tư duy sáng tạo vượt thoát, Mai Quý Ngọc đã mon men với tay miên man chạm vào tinh thần cộng đồng vốn có của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
Người nghệ sĩ luôn thông qua hiện tượng cuộc sống, dùng tư duy sáng tạo để nhận biết và mạnh mẽ dứt khoát gửi những thông điệp cao cả, tốt đẹp đến với đời sống hiện thực. Và Mai Quý Ngọc đã trình diễn hoàn hảo tinh thần ấy. Chính vì vậy, các tác phẩm của anh luôn chinh phục người xem và chinh phục cả hội đồng nghệ thuật. Đã nhiều lần Mai Quý Ngọc nhận được nhiều giải thưởng danh giá của Hội Mỹ thuật Việt Nam tại các cuộc triển lãm mỹ thuật khu vực và toàn quốc.
Nghệ thuật tạo hình của Mai Quý Ngọc luôn phô diễn những góc nhìn đa chiều, những hiện tượng lạ lẫm của rừng, của buôn làng xa xăm. Tất cả như được dồn nén trong trái tim nghệ sĩ của anh và đến lúc chín muồi đã hình diễn những tác phẩm như những giai điệu phóng khoáng, đẹp đẽ, dẫn dụ người xem lạc bước vào thế giới mộng ảo, lạ lẫm, đa sắc màu văn hóa và quyến rũ lòng người.
Từ trái sang: nhà điêu khắc Nguyễn Vinh, họa sĩ Mai Quý Ngọc, họa sĩ Nguyễn Văn Chung. Ảnh: Lê Hùng
Từ trái sang: nhà điêu khắc Nguyễn Vinh, họa sĩ Mai Quý Ngọc, họa sĩ Nguyễn Văn Chung. Ảnh: Lê Hùng
2. Trong khi đó, họa sĩ Nguyễn Văn Chung đem đến những góc nhìn chân thực, sâu sắc trong cuộc sống đời thường. Chuỗi tác phẩm của Nguyễn Văn Chung gây cho người xem xúc cảm với những cung bậc khác nhau qua sự thể hiện đa dạng về nhiều đề tài trên nền tảng phô diễn nhiều chất liệu: khắc gỗ, lụa, sơn dầu… Những tác phẩm của anh thể hiện cánh đồng hoa dã quỳ, phong cảnh buôn làng… luôn dẫn dắt người xem như được hòa mình với thiên nhiên hoang dã, người xem tưởng chừng như ngửi được mùi hương thơm ngát của hoa dã quỳ, nhận thấy được sự lay động, dịch chuyển của những làn gió cao nguyên. Tất cả làm cho người xem lại một lần nữa hưởng thụ cảm xúc dâng trào và sự khoái cảm lãng mạn đến tận cùng ý thức. Phong cách tạo hình của Nguyễn Văn Chung thuộc trường phái nghệ thuật hiện thực hiện đại. Chung luôn khai thác những đường nét thanh mảnh, tinh tế, uyển chuyển hòa quyện cùng gam màu nóng, đầm ấm, tạo nên một Tây Nguyên vừa lạ vừa quen, vừa mãnh liệt vừa hiền hòa, thân thiện. Sự bí ẩn của tâm thức vượt thoát đến vô cùng của tâm linh văn hóa đồng điệu với hiện thực cuộc sống, tạo nên những tác phẩm nghệ thuật mang tầm đỉnh cao của giá trị nhân văn sâu sắc.
Xem tranh của Nguyễn Văn Chung khán giả thật sự choáng ngợp, sửng sốt bởi những thông điệp mà anh đưa ra. Để rồi tất cả mọi người phải nhìn lại sự vận động của chính mình, luôn đặt nghi vấn về mình trong phong cách ứng xử với đời sống xã hội. Tâm thức mỗi người không được vượt thoát ngoài ý chí hướng thiện. Nguyễn Văn Chung là một họa sĩ, nghệ sĩ cần mẫn, mẫu mực, luôn khát vọng hoàn thiện mình và làm tròn trách nhiệm của người trí thức. Chính sự vượt thoát bản ngã đúng đắn đã giúp anh nhiều lần chạm tay vào bến bờ vinh quang của nghệ thuật. Mặc dù tuổi đời còn rất trẻ nhưng Chung đã nhiều lần nhận được giải thưởng danh giá tại các triển lãm mỹ thuật khu vực và toàn quốc.
3. Nghệ thuật tạo hình của nhà điêu khắc Nguyễn Vinh khác với hội họa. Các tác phẩm của anh thuộc nghệ thuật không gian ba chiều. Nguyễn Vinh luôn đau đáu tìm hiểu cuộc sống khó khăn của các dân tộc bản địa Tây Nguyên. Chính sự khó khăn hiện tại của cộng đồng dân tộc Tây Nguyên làm cảm xúc của anh luôn bị dồn nén, đầy thương cảm. Đó là những cậu bé dân tộc Bahnar quyết tâm vượt mọi khó khăn để đến trường. Tất cả được Nguyễn Vinh khắc họa, diễn đạt thông minh, chân thực và sinh động trong tác phẩm “Vượt khó” (tượng tròn) và tác phẩm “Hạnh phúc vùng sâu “(tượng tròn). Chính vì vậy, tất cả đã tạo ra những sự rung cảm nghệ thuật và chinh phục được người xem. Trong tâm thức vô định, Nguyễn Vinh mạnh dạn, quyết đoán phô diễn những đường nét, hình khối điêu khắc một cách điêu luyện để tạo nên những tác phẩm thành công. Ngắm nhìn các tác phẩm của anh, ta như ngây dại, bị cuốn hút bởi sự thể hiện, khắc họa tinh tế, chân thực những mảnh đời cơ cực đang gắng sức vượt mọi khó khăn để bươn chải, tự vươn lên trong cuộc sống đời thường.
Nội lực tài năng, tư duy sáng tạo bay bổng và tinh thần đam mê sáng tạo nghệ thuật, đam mê nghiên cứu, luôn tìm tòi tạo nên những phong cách mới. Tất cả ý thức đó đã đưa tác phẩm của nhà điêu khắc Nguyễn Vinh đi đến những thành công nhất định. Và anh đã nhiều lần nhận được nhiều giải thưởng cao của Hội Mỹ thuật Việt Nam, của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch trong các triển lãm mỹ thuật khu vực và toàn quốc. Với sức trẻ và tư duy sáng tạo, Nguyễn Vinh sẽ còn phô diễn nhiều tác phẩm đẹp và có sức thuyết phục hơn nữa.
Sự thành công của họa sĩ Mai Quý Ngọc, họa sĩ Nguyễn Văn Chung và nhà điêu khắc Nguyễn Vinh hôm nay có lẽ là sự khởi đầu tốt đẹp cho lớp họa sĩ trẻ kế tiếp học tập noi gương và cổ vũ phong trào mỹ thuật Gia Lai bắt kịp các thành phố lớn trong cả nước.
LÊ HÙNG
 

Có thể bạn quan tâm

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

(GLO)- Tối 10-3, tại làng C (xã Gào), Đội Thông tin lưu động-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Lá cỏ hát thơ

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lá cỏ hát thơ

(GLO)- Bài thơ "Lá cỏ hát thơ" của Nguyễn Ngọc Hưng đã khắc họa hình ảnh cỏ như một biểu tượng của sự kiên cường dù phải trải qua nhiều gian khó, đớn đau. Qua đây, tác giả muốn truyền tải thông điệp về sự bền bỉ, lòng yêu thương và tinh thần vượt qua khó khăn của con người trong mọi hoàn cảnh.

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

(GLO)- Độc đáo, sáng tạo, ý nghĩa là những đánh giá chung về hơn 300 bức tranh của các tác giả “nhí” gửi về tham gia cuộc thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng, Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp do Hội đồng Đội thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phát động gần 1 tháng qua.