Họa sĩ Đoàn Việt Tiến lập kỷ lục thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong 6 phút 28 giây, họa sĩ Đoàn Việt Tiến đã vẽ 12 bức tranh ngược trên kính cường lực và xác lập kỷ lục thế giới trong sự ghi nhận của Tổ chức Liên minh Kỷ lục Thế giới.
Đại diện Tổ chức Liên minh Kỷ lục Thế giới trao chứng nhận kỷ lục cho họa sĩ Đoàn Việt Tiến
Đại diện Tổ chức Liên minh Kỷ lục Thế giới trao chứng nhận kỷ lục cho họa sĩ Đoàn Việt Tiến
Chương trình xác lập kỷ lục thế giới cho họa sĩ Đoàn Việt Tiến do Hãng phim Trẻ TPHCM tổ chức tại TPHCM vào sáng 30-6; cùng sự chứng kiến, ghi nhận của Tổ chức Liên minh Kỷ lục Thế giới – Worldkings và VietKings. 
Hoạ sĩ Đoàn Việt Tiến đã gây ấn tượng mạnh cho hơn 300 khán giả cùng Tổ chức Liên minh Kỷ lục Thế giới khi hoàn thành 12 bức tranh chỉ với 2 bàn tay vẽ ngược trên kính cường lực. Các bức tranh có nội dung bố cục theo trường phái trừu tượng, kích thước 75x75cm. Trước đó, chỉ tiêu đặt ra là hoàn thành 12 bức tranh trong vòng 15 phút. 
Tiến sĩ, Kỷ lục gia Thế giới Biswaroop Roy Chowdhury - Phó Chủ tịch Thường trực Liên minh Kỷ lục Thế giới, cho rằng đây là một trong những kỷ lục ấn tượng và đẹp nhất thế giới từ trước đến nay mà ông trực tiếp chứng kiến. Nhận xét về hội hoạ, Phó Chủ tịch Hội Mỹ thuật TPHCM đánh giá rất cao tính nghệ thuật trong 12 bức tranh của hoạ sĩ Đoàn Việt Tiến.
Họa sĩ Đoàn Việt Tiến thực hiện kỷ lục thế giới vẽ tranh ngược trên kính cường lực
Họa sĩ Đoàn Việt Tiến thực hiện kỷ lục thế giới vẽ tranh ngược trên kính cường lực
Đạt kỷ lục thế giới năm 2019, họa sĩ Đoàn Việt Tiến được ghi nhận đạt kỷ lục Việt Nam. Ông đã có 3 lần đạt kỷ lục Việt Nam vào các năm 2005, 2018 và 2019. Trong buổi biểu diễn xác lập kỷ lục thế giới này, hoạ sĩ cũng trưng bày giới thiệu gần 50 bức tranh sơn dầu vẽ trên kính cường lực đã thực hiện trước đó.
Họa sĩ Đoàn Việt Tiến sinh năm 1961, quê ở Bến Tre. Thành công với dòng tranh ngược kính, từ năm 2005, ông đã được xác lập kỷ lục Việt Nam là họa sĩ duy nhất vẽ tranh ngược kính bằng tay. Cho đến nay, ông sáng tác được hơn 1.000 bức tranh thể loại này. 
TIỂU TÂN (SGGP)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.