“Họa mi” H’Blơng kể chuyện thời chiến

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Những năm 80 của thế kỷ trước, mỗi lần đi ngang qua khuôn viên Ty Văn hóa-Thông tin, tôi lại bị mê hoặc bởi một giọng nữ trong trẻo, vút cao. Sau này, tôi mới biết tiếng hát đó là của chị Rơmăh H’Blơng-một “họa mi” có thâm niên 10 năm cất cao tiếng hát giữa đạn bom.

Năm 1965, lãnh đạo Đoàn văn công tỉnh về khu 4 (nay là các huyện Chư Păh, Ia Grai và một phần huyện Đức Cơ) tuyển diễn viên. Giọng hát của cô bé H’Blơng ở làng Khóp, xã B14 (nay là xã Ia Grăng, huyện Ia Grai) đã lọt vào tai Phó Trưởng đoàn phụ trách chuyên môn. Thế là cô bé Jrai 14 tuổi mang gùi, xin bố mẹ lên đường theo cán bộ Đoàn văn công vào căn cứ khu 10.

Lúc H’Blơng đến khu 10, Đoàn văn công tỉnh đóng ở suối Kpier. Cô bé được phân công về đội ca. Tuy nhiên, cô không chỉ hát mà còn tham gia cả múa, kịch… Và vì đội không có cấp dưỡng nên diễn viên đảm nhiệm luôn cả việc này. Các anh chị thay nhau đi kiếm thức ăn, kiếm củi và nấu cơm, cô bé H’Blơng cũng phải vào cuộc.

Cũng như các cơ quan khác trong căn cứ, Đoàn văn công cũng có một cái rẫy gọi là “rẫy văn công”. Trên rẫy, đội ca được giao cho phần đất ở trên cao để trồng lúa, bí đao, cà đắng; phía dưới đội nhạc, đội múa trồng mì… H’Blơng nhớ lần đầu đi đào mì, vì củ to, lại chui vào giữa đám rễ cây, hì hục mãi không moi được lên, cô bé bật khóc.

Năm 1967, H’Blơng cùng chị Lới đi bẻ măng bên sông Ba. Vừa thoát chết vì suýt trúng thò của bà con Bahnar mình gài khắp núi rừng chống giặc thì máy bay của địch ập đến. Chúng thả xuống 2 chiếc thùng màu vàng. Chưa hiểu đó là thứ gì thì toàn thân bỏng rát, 2 chị em vội bò xuống suối rửa mặt. Về lán cơ quan, người phồng lên như bong bóng, không thể nằm được.

Từ một cô bé Jrai nhút nhát, H’Blơng được các anh chị kèm cặp, dạy tiếng Việt, uốn nắn… để trở thành 1 trong 2 giọng ca chủ chốt của đoàn. Năm 1968, chị H’Blơng được về B3 (mặt trận Tây Nguyên) tập huấn 5 tháng. Dịp này, tiếng hát của H’Blơng lần đầu được Đài Tiếng nói Việt Nam thu âm với bài hát “Kông Lơpang” bằng cả tiếng Bahnar và tiếng phổ thông. Đây là một sáng tác của Y Khưu, ca ngợi ngọn núi Lơpang biết giữ của, biết che giấu bộ đội, biết tiêu diệt địch. Thời kỳ này, người sáng tác nhiều bài hát tiếng Bahnar, Jrai nhiều nhất là anh Ksor Đứa, đội văn nghệ khu 5 (nay là huyện Chư Prông). Đoàn văn công tỉnh cũng hát nhiều bài của anh.

Ngoài những tiết mục tự biên tự diễn của địa phương, H’Blơng thường mở radio nghe các bài hát cách mạng rồi tập theo. Chị đặc biệt thích những bài hát do ca sĩ Tường Vi thể hiện. Có những bài, nghe Tường Vi hát, chị tập ngay trong ngày để đêm ra diễn luôn. Những bài hát làm nên tên tuổi Tường Vi như “Cô gái vót chông”, “Tiếng đàn ta lư”… cũng chính là những “bài tủ” của cô gái Jrai H’Blơng.

Hồi ấy, đoàn thường phân thành “tổ 3-3”. Cứ 3 người làm thành một tổ đi lưu diễn. Mỗi khi có đoàn diễn lưu động, các địa phương làm sân khấu dã chiến, ánh sáng chủ yếu bằng đuốc. Đến năm 1972 mới có đèn măng sông. Mà đèn măng sông cũng chỉ được sử dụng khi có đông người tham gia biểu diễn. Đang biểu diễn, nghe tiếng máy bay là phải tắt đèn ngay.

Đối với chị H’Blơng, chuyến đi biểu diễn ở khu 3 năm 1970 cùng khẩu hiệu “Tiếng hát át tiếng bom” là một kỷ niệm không thể mờ phai. Chuyến ấy, tổ của chị H’Blơng, chị Byin và anh Vi (nhạc công) được giao nhiệm vụ đi diễn ở rừng Đe Kdăng phục vụ cán bộ, chiến sĩ mặt trận B3.

Đêm đó trời mưa, ta có mời thêm cơ sở trong làng ra xem văn công biểu diễn. Vì trong số cơ sở được mời có gián điệp nên hôm sau, địch cho trực thăng, tàu quạt… đến vây. Một du kích được phân công bảo vệ đoàn bị bắn chết ngay tại chỗ. Du kích khác bị mảnh đạn sượt qua đầu… Một ba lô đựng trang phục của văn công bị mất, chiếc đàn t’rưng để bên người chị H’Blơng cũng bị hỏng. Anh chị em chạy xuống suối nấp…

Dứt loạt đạn bom, mọi người mang nhạc cụ (1 violon, 1 đàn t’rưng) chạy. Dép cao su của chị H’Blơng tụt lên trên đầu gối. Một chiếc ruột nghé đựng gạo bị rớt, định quay lại nhặt thì thấy Mỹ đuổi theo… Sau trận này, địch tuyên truyền là đoàn văn công biểu diễn đêm ấy chết hết rồi, làm cả vùng căn cứ như ngừng thở.

Năm 1973, B3 rút một số diễn viên của các đoàn ở các tỉnh Tây Nguyên lên tập huấn. Một thời gian sau, Đoàn Văn nghệ quân giải phóng Tây Nguyên về tuyển diễn viên. Sau khi thử giọng bằng bài “Người lái đò trên sông Pô Kô”, chị H’Blơng được thông báo trúng tuyển. Thấy H’Blơng khóc không muốn đi, chú Đẳng (Bí thư Tỉnh ủy Trần Văn Bình) động viên: “Con đi đi, đi tham quan rồi về… mai mốt giải phóng, các con về mình lại gặp nhau”.

Câu chuyện của chị H’Blơng giúp tôi hiểu thêm về các văn công trong thời chiến; thêm kính phục, mến yêu những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa-văn nghệ không kém phần ác liệt và có cả hy sinh. Chia tay chị rồi mà ánh đuốc lồ ô cùng những sân khấu dã chiến giữa rừng đêm như vẫn vương vấn trong tôi.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

“Gia Lai trong tôi”

E-magazine“Gia Lai trong tôi”

(GLO)- Gia Lai trong bạn là những hình dung gì khi nhắc đến? Là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, là nụ cười sơn nữ hay nét bản sắc văn hóa khó lẫn? Những câu trả lời sẽ được tìm thấy tại Triển lãm nhiếp ảnh năm 2024 với chủ đề “Gia Lai trong tôi”.

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

(GLO)- Bài thơ "Với Krông Pa" của Nguyễn Đình Phê mang đến một cái nhìn sâu sắc về mảnh đất và con người nơi đây. Không chỉ đưa người đọc đi qua những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tác giả còn gợi lên những câu chuyện lịch sử và cả hành trình đổi thay sau chiến tranh của vùng đất này.

Kết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

E-magazineKết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

(GLO)- Sáng 17-10, Thư viện tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Kết nối bạn đọc yêu sách” với sự tham gia của hàng trăm học sinh thuộc các đơn vị trường học trên địa bàn TP. Pleiku, những người làm công tác thư viện ở cơ sở và bạn đọc tích cực của thư viện năm 2024.