Đêm nhạc "Họa mi của núi rừng Tây Nguyên": Trọn vẹn ngày về

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đúng như mong đợi, tối 24-4, Đại tá, Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Rơchăm Phiang đã có cuộc trở về bằng âm nhạc trọn vẹn với quê hương Gia Lai qua liveshow “Họa mi của núi rừng Tây Nguyên” diễn ra tại Nhà Thiếu nhi TP. Pleiku. 
Sau hơn 40 năm ca hát, dù là giọng opera nổi tiếng trong và ngoài nước, nhưng đến giờ NSND Rơchăm Phiang mới ra mắt một liveshow cá nhân. Đây cũng là đêm nhạc đầu tiên tổ chức ngay tại quê hương Gia Lai. Và, khán giả đã có sự chào đón không thể nồng ấm hơn dành cho sự trở về của “Họa mi Tây Nguyên”.
600 ghế trong khán phòng Nhà Thiếu nhi TP. Pleiku đều kín chỗ, trong đó có nhiều khán giả là dân làng Bua (xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ), nơi NSND Rơchăm Phiang sinh ra và lớn lên. Ban tổ chức còn kê thêm 100 ghế ở sân Nhà Thiếu nhi TP. Pleiku và bố trí màn hình led cỡ lớn để khán giả bên ngoài tiện theo dõi chương trình. Từ 20 giờ 15 phút, chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Phát thanh-Truyền hình Gia Lai.  
Đại tá, NSND Rơchăm Phiang tại liveshow “Họa mi của núi rừng Tây Nguyên”. Ảnh: Phương Duyên
Đại tá, NSND Rơchăm Phiang tại liveshow “Họa mi của núi rừng Tây Nguyên”. Ảnh: Phương Duyên
Nhạc sĩ Linh Nga Niê Kdăm: “Tôi chỉ thấy có một điều đáng tiếc, đó là lẽ ra liveshow này phải được tổ chức từ rất lâu rồi vì NSND Rơchăm Phiang là niềm tự hào của đất và người Gia Lai. Hy vọng trên cơ sở đêm nhạc, tỉnh Gia Lai ra mắt một DVD của NSND Rơchăm Phiang như là một sản phẩm du lịch để giới thiệu về mảnh đất, con người của vùng đất này”.
Không khí ấm cúng tại khán phòng nhanh chóng “nóng” lên với sự góp mặt của những khách mời tên tuổi: Thiếu tướng, Nhà giáo Ưu tú, Nhạc sĩ Đức Trịnh-nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội; Phó Giáo sư, Tiến sĩ, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân-Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam; Thượng tá, nhạc sĩ Nguyễn Xuân Thủy-Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội; NSND Phạm Ngọc Khôi-Phó Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam; nhạc sĩ Linh Nga Niê Kdăm... Lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành và lãnh đạo TP. Pleiku đã đến dự và chung vui cùng NSND Rơchăm Phiang.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam Đỗ Hồng Quân dành những lời đầy tự hào khi nói về giọng ca của núi rừng Tây Nguyên: “Nghệ sĩ Nhân dân Rơchăm Phiang sinh ra và lớn lên trong lời ru của mẹ, trong tiếng cồng chiêng của buôn làng. Đây là giọng hát chuyên nghiệp được đào tạo bài bản trong và ngoài nước nên đã đạt đến trình độ xuất sắc. Là giáo viên đã đào tạo rất nhiều thế hệ học trò, chị Rơchăm Phiang luôn truyền cho học trò ngọn lửa tình yêu nghệ thuật, nhưng trên tất cả là tình yêu quê hương đất nước, tình yêu với âm nhạc, với dân ca dân vũ. Trong giọng ca trong trẻo của chị có hồn sông núi, hồn cha ông và hơi thở cuộc sống hôm nay”. 
Ngay từ tiết mục mở đầu Bác Hồ sống mãi với Tây Nguyên, chương trình đã tạo ấn tượng thị giác mạnh mẽ với phông nền sân khấu lộng lẫy, phần múa phụ họa chuyên nghiệp của các diễn viên Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San và giọng hát cao vút, vang ngân đậm chất thính phòng của NSND Rơchăm Phiang. Trong chương trình đầy âm vọng đại ngàn, bà tiếp tục “thôi miên” khán giả với các ca khúc nổi tiếng làm nên tên tuổi của mình: Tháng ba Tây Nguyên, Cô gái vót chông, Người lái đò trên sông Pô Cô, Mùa xuân Tây Nguyên, Bóng cây kơ nia, Cánh chim báo tin vui. 
Đã ở tuổi 57 nhưng NSND Rơchăm Phiang vẫn sở hữu giọng hát không tuổi. Khi chất giọng soprano trong sáng, tinh tế và đầy cảm xúc của bà cất lên, cả khán phòng lặng đi, vỡ òa trong tiếng vỗ tay trầm trồ tán thưởng không ngớt.
Nhiều khán giả nhận xét rằng, không ai qua được NSND Rơchăm Phiang khi thể hiện những ca khúc cách mạng viết về Tây Nguyên. Đặc biệt, ca khúc Bóng cây kơ nia được NSND Rơchăm Phiang thể hiện đầy cảm xúc cùng phần đệm đàn piano của NSND Phạm Ngọc Khôi và tiếng đàn t’rưng của Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) Hoa Đăng-Phó Chủ nhiệm Khoa Nhạc cụ truyền thống (Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam) đã chinh phục hoàn toàn trái tim khán giả. 
4, 5. Với NSND Rơchăm Phiang, đêm nhạc tối 24-4 tại Pleiku là một cuộc trở về đầy cảm xúc.
Với NSND Rơchăm Phiang, đêm nhạc tối 24-4 tại Pleiku là một cuộc trở về đầy cảm xúc. Ảnh: Phương Duyên
Theo dõi chương trình từ ngoài sân qua màn hình led, ông Nguyễn Tự Thành (02 Tăng Bạt Hổ, TP. Pleiku) xúc động chia sẻ: “Chương trình đem đến cho tôi một cảm xúc thật đặc biệt, phải nói là vô cùng hạnh phúc khi được nghe lại một giọng hát tầm cỡ quốc tế ngay tại Pleiku. Giọng hát “vang bóng một thời” ở các chiến trường nay vẫn giữ được ngọn lửa cao nguyên”.
Chương trình càng thêm ý nghĩa khi có sự góp mặt của khách mời là những đồng nghiệp, học trò thân thiết của NSND Rơchăm Phiang. Nếu NSƯT Quang Mạo (Đoàn ca múa Tổng cục Chính trị) khuấy động không khí khán phòng với ca khúc Ngọn lửa cao nguyên thì NSƯT Hoa Đăng lại mang đến cho khán giả những khoảnh khắc sâu lắng với bản độc tấu đàn t’rưng Trở về Tây Nguyên. Ca sĩ Huyền Trang-giải nhất cuộc thi Sao Mai dòng nhạc dân gian năm 2013-đem đến một màu sắc âm nhạc khác lạ với phần biểu diễn đầy ngọt ngào qua ca khúc Khúc hát sông quê; NSƯT Trần Luận (Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam) gây ấn tượng với tác phẩm độc tấu đàn nguyệt Tình mẹ.  
Từ hàng ghế khán giả, hào hứng và hạnh phúc nhất có lẽ là những người dân làng Bua. Chị Rơchăm H’An-cháu gái của NSND Rơchăm Phiang-cho hay: “Đây là lần đầu tiên tôi được đi xem dì và các nghệ sĩ ở Hà Nội biểu diễn nên rất sung sướng. Làng Bua hôm nay có hơn 30 người trực tiếp lên đây xem đêm nhạc”. 
Tham dự liveshow còn có một người bạn lâu năm của NSND Rơchăm Phiang, đó là nhạc sĩ, nhà nghiên cứu văn hóa nổi tiếng Tây Nguyên Linh Nga Niê Kdăm. Bà Linh Nga Niê Kdăm bồi hồi cho hay: “Tôi và Phiang là bạn đồng môn, cùng học một trường đại học. Trong tiết mục đầu tiên, khi Phiang hát đến câu: “Con trai con gái mình tự hào là người Tây Nguyên”, tôi đã ứa nước mắt. Bởi tôi là người chứng kiến những nỗ lực của Phiang, từ một cô bé chưa đáp ứng đủ trình độ để vào trường âm nhạc đã phấn đấu trở thành thạc sĩ. Tôi còn nhớ, những năm học đại học, chiều về tôi vẫn còn nghe tiếng hát của Phiang trên phòng tập. Thành quả Phiang có được ngày hôm nay là vô cùng xứng đáng”.
Đêm diễn kết thúc, nhiều bạn bè, khán giả đã ùa lên sân khấu để tặng hoa và chụp ảnh lưu niệm cùng người nghệ sĩ mà họ thương yêu, mến mộ. Chia sẻ cảm xúc sau đêm diễn cá nhân được đánh giá thành công, trọn vẹn, NSND Rơchăm Phiang trải lòng: “Khán giả cổ vũ rất nhiệt tình làm cho Rơchăm Phiang cũng cháy hết mình. Cảm giác thật hạnh phúc và nhẹ nhõm!”.  
PHƯƠNG DUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.