Hoa anh đào Nhật Bản khoe sắc hồng trên vùng cao Sa Pa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đúng vào những ngày đầu năm mới 2017, hàng cây hoa anh đào Nhật Bản nằm trong khuôn viên UBND huyện Sa Pa (tỉnh Lào Cai) lại nở hồng rực rỡ, khoe sắc tuyệt đẹp làm say lòng người trong những ngày xuân.

Do phù hợp với đất đai, khí hậu vùng á nhiệt đới nên những cây hoa anh đào Nhật Bản do Hội Hữu nghị Nhật - Việt tặng vùng du lịch Sa Pa nhân dịp kỷ niệm 100 năm hình thành vùng du lịch nổi tiếng của Việt Nam (1903 - 2003) đã phát triển thuận lợi và nhiều năm nay đều nở hoa rất đẹp.

Hoa anh đào Nhật Bản có ưu điểm là hoa nở lâu tàn, cây càng lâu năm sẽ càng cho hoa đẹp hơn.

Vườn quốc gia Hoàng Liên (Sa Pa) đã chiết ghép thành công được hàng nghìn cây hoa anh đào Nhật Bản cung cấp cho các nhà vườn, khách sạn ở vùng du lịch Sa Pa trồng rộng rãi để tạo ra vùng hoa anh đào lớn nhất miền núi phía Bắc, phục vụ du khách tới tham quan, khám phá mỗi khi Tết đến, xuân về.

Mời bạn đọc cùng ngắm chùm ảnh hoa anh đào Nhật Bản đang khoe sắc ở vùng cao Sa Pa đầu năm mới 2017.

 

Đôi uyên ương chụp ảnh cưới dưới bóng cây anh đào Nhật Bản.
Đôi uyên ương chụp ảnh cưới dưới bóng cây anh đào Nhật Bản.
 
 
 
 
aa
Rặng anh đào Nhật Bản khoe sắc rực rỡ trong những ngày đầu năm mới 2017.
Một người qua đường thích thú dừng lại ngắm hoa.
Một người qua đường thích thú dừng lại ngắm hoa.

Theo Dantri

Có thể bạn quan tâm

Thầy Nguyễn Quang Tưởng và cô RCom H’Ni (thứ 3 từ phải sang) tâm huyết với mô hình “Làng văn hóa dân tộc”. Ảnh: T.D

Người thầy làm “sống dậy” văn hóa dân tộc thiểu số trong trường học

(GLO)- Mong muốn xây dựng môi trường giáo dục đặc thù mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, năm 2023, thầy Nguyễn Quang Tưởng-Hiệu trưởng Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã phục dựng thành công “Làng văn hóa dân tộc” trong khuôn viên trường học.

Nghề của niềm đam mê

Nghề của niềm đam mê

Ở xã Nghĩa Hiệp (Tư Nghĩa), nhiều người biết anh Mai Ngọc Trương Vinh (35 tuổi), bởi anh nổi tiếng với nghề đúc chậu hoa, cây cảnh, có hoa văn, họa tiết độc đáo.

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.