Hỗ trợ các tác phẩm báo chí chất lượng cao giai đoạn 2021-2025

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mục tiêu của Chương trình là đầu tư, hỗ trợ các tác giả, nhóm tác giả hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, hoạt động báo chí ở Trung ương và các Hội Văn học nghệ thuật địa phương.

 Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)


Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 558/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật, báo chí ở Trung ương và các Hội Văn học nghệ thuật địa phương; hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao ở các Hội Nhà báo địa phương giai đoạn 2021-2025.

Mục tiêu của Chương trình là đầu tư, hỗ trợ các tác giả, nhóm tác giả, hoạt động sáng tạo trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật (mỹ thuật, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, nhiếp ảnh, múa, văn nghệ dân gian, văn nghệ các dân tộc thiểu số), hoạt động báo chí ở Trung ương và các Hội Văn học nghệ thuật địa phương.

Nhờ đó, sẽ có thêm nhiều tác phẩm, công trình có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, phong phú, đa dạng về loại hình và ngôn ngữ thể hiện, có giá trị định hướng thẩm mỹ và hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống, góp phần xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện; tập trung chủ yếu vào những đề tài đang được xã hội quan tâm.

Một số đề tài được khuyến khích bao gồm: lịch sử và di sản văn hóa truyền thống dân tộc; đề tài cách mạng, trong đó tập trung vào hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ; đề tài về biển, hải đảo và biên giới; bảo vệ chủ quyền, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc...

Cùng với đó là đề tài về những con người mới tham gia vào sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bảo vệ môi trường ở địa phương nói riêng và của đất nước nói chung; đề tài về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; sự nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn mới gắn với xây dựng đời sống văn hóa cơ sở...

Ở địa phương, ngoài việc sáng tác, sưu tầm, bảo vệ bản sắc văn hóa, văn học nghệ thuật vùng, miền, các tác giả chú trọng sáng tác trong những đề tài phản ánh về cuộc sống tại địa phương; những đổi mới góp phần thu hẹp khoảng cách về đời sống kinh tế, nhận thức xã hội, của các địa phương, vùng sâu, vùng xa với thành thị trong cộng đồng 54 dân tộc anh em.

Bên cạnh đó, Chương trình hỗ trợ sáng tạo tác phẩm báo chí chất lượng cao ở địa phương, ưu tiên tập trung vào các đề tài lớn như: ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại và các bài viết, tác phẩm báo chí phục vụ phổ biến, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam; phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị đặc biệt, các ngày kỷ niệm lớn của dân tộc tại địa phương trong giai đoạn 2021-2025...

Chương trình hướng tới hỗ trợ theo chiều sâu cho các tác giả, nhóm tác giả có nhiều đóng góp về văn học nghệ thuật, báo chí, có nhiều vốn sống nhưng chưa được đầu tư để có thêm nhiều tác phẩm, công trình có chất lượng.

Chương trình cũng hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, bồi dưỡng tài năng trẻ nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ văn nghệ sỹ, nhà báo, phóng viên một cách toàn diện cả về số lượng và chất lượng, đề cao trách nhiệm công dân và tính tích cực xã hội, đồng hành mạnh mẽ cùng dân tộc, vì lợi ích của dân tộc, không ngừng đổi mới tư duy sáng tạo, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn.

Đối tượng của Chương trình là các tác giả, nhóm tác giả, hoạt động sáng tạo tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí ở Trung ương được hỗ trợ thông qua các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương, Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam.

Các tác giả, nhóm tác giả, hoạt động sáng tạo tác phẩm văn học nghệ thuật cho các địa phương được hỗ trợ thông qua các Hội Văn học nghệ thuật địa phương và Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.

Các tác giả, nhóm tác giả, hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí chất lượng cao ở địa phương được hỗ trợ thông qua các Hội Nhà báo địa phương và Hội Nhà báo Việt Nam.

Nhiệm vụ của Chương trình là tuyên truyền, phổ biến kịp thời, đầy đủ các chính sách khuyến khích, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước về hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật, báo chí cho các hội viên hoạt động ở các Hội Văn học nghệ thuật, Hội Nhà báo ở Trung ương và địa phương.

Chương trình cũng sẽ tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sáng tạo tác phẩm, trại sáng tác, triển lãm, hội thảo... để phổ biến kịp thời kinh nghiệm, kiến thức mới nhằm nâng cao tay nghề, chuyên môn, nghiệp vụ và thực tế cuộc sống cho các hội viên.

Đặc biệt, Chương trình chú trọng tạo điều kiện cho các hội viên trẻ có triển vọng, hội viên là người dân tộc thiểu số; hỗ trợ công bố, phổ biến, công diễn, dàn dựng, biểu diễn, xuất bản, biên soạn, biên tập, dịch thuật, nghiên cứu, cập nhật thông tin các tác phẩm văn học nghệ thuật, tác phẩm báo chí đạt giải và có chất lượng cao.

Chương trình sẽ phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trong việc xét duyệt, nghiệm thu, đánh giá, kiểm tra, giám sát các hoạt động sáng tạo tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí.

Kinh phí hỗ trợ thực hiện Chương trình được bố trí từ nguồn ngân sách Nhà nước căn cứ vào mục tiêu, nội dung và nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ở trên và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.

Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.