Hỗ trợ các đối tượng yếu thế: Còn nhiều khó khăn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- “Sau 5 năm thành lập, Phòng Dịch vụ Công tác xã hội (Trung tâm Bảo trợ Tổng hợp Xã hội tỉnh) chỉ có 4 con người; trang-thiết bị chỉ có 1 máy vi tính để bàn và 1 điện thoại đường dây nóng.

Trong khi đó, nhiệm vụ của Phòng không đơn giản: là nơi tư vấn, giúp đỡ, hỗ trợ miễn phí, là nơi tạm lánh an toàn cho các đối tượng yếu thế trên địa bàn tỉnh”- bà Nông Thị Châm-Phó Giám đốc Trung tâm Bảo trợ Tổng hợp Xã hội tỉnh, cho biết.

 

Bà Đinh Thị Gang (làng Kúc Gmối, xã Đak Pơ Pho, huyện Kông Chro) nhọc nhằn nuôi các cháu mồ côi cha mẹ. Đây là những đối tượng yếu thế rất cần sự quan tâm. Ảnh: Đ.Y
Bà Đinh Thị Gang (làng Kúc Gmối, xã Đak Pơ Pho, huyện Kông Chro) nhọc nhằn nuôi các cháu mồ côi cha mẹ. Đây là những đối tượng yếu thế rất cần sự quan tâm. Ảnh: Đ.Y

Khắc phục khó khăn, thời gian qua, Phòng Dịch vụ Công tác Xã hội đã tích cực, thường xuyên về cơ sở để nắm bắt tình hình các đối tượng yếu thế, phối hợp với các phòng ban liên quan của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thực hiện tốt việc tuyên truyền và tạo điều kiện thuận lợi cho người yếu thế, nhất là khi họ có nhu cầu tư vấn, cung cấp thông tin chuyên môn, giải quyết những căng thẳng trong các mối quan hệ gia đình, xã hội; trợ giúp về học tập, học nghề, tìm việc làm...; là nơi tạm lánh, là địa chỉ tin cậy đối với phụ nữ và trẻ em bị bạo hành.

Theo số liệu thống kê, hiện toàn tỉnh có trên 27 ngàn người là đối tượng yếu thế, gồm: người già cô đơn, người khuyết tật, người đơn thân nuôi con nhỏ thuộc hộ nghèo, trẻ mồ côi, người nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo, trẻ em đặc biệt cần được bảo vệ, chăm sóc… Tuy nhiên, mới chỉ có trên 2 ngàn đối tượng đang nhận được chế độ hỗ trợ của Nhà nước và chăm sóc nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội. Trong số đó,Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh hiện đang nuôi dưỡng, chăm sóc 136 đối tượng là trẻ em mồ côi, người già cô đơn không nơi nương tựa.

Là một trong 4 nhân viên của Phòng Dịch vụ Công tác Xã hội, chị Võ Thị Hồng Thu cho biết: “Chúng tôi luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Trong quá trình nắm bắt thông tin ở cơ sở, thấy có đối tượng nào cần hỗ trợ, dù phải đi xe máy hàng trăm cây số, chúng tôi vẫn về tận nơi để xác minh, giúp đỡ miễn phí”.

Cũng theo chị Thu, hiện còn nhiều đối tượng yếu thế cần giúp đỡ, đơn cử như những trẻ mất mẹ, cha lại bỏ đi lấy vợ khác không chăm sóc nuôi dưỡng con; hoặc bố chết, mẹ bỏ đi...  Những đứa trẻ này có cuộc sống rất khó khăn nhưng lại không đủ điều kiện để hưởng chế độ theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21-10-2013 của Chính phủ (do vẫn còn người nuôi dưỡng). Những trường hợp bố chết, mẹ bỏ đi hoặc mẹ chết bố đi lấy vợ khác không chăm sóc con cái, nếu được Tòa án nhân dân huyện, tỉnh xác nhận là người bố, mẹ đó mất tích thì Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh mới đủ điều kiện nhận trẻ về nuôi dưỡng. Vấn đề khó khăn khác nữa là hầu hết các đối tượng trẻ em có hoàn cảnh như trên chủ yếu là ở vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, xa nên rất khó giải quyết.

Trao đổi về vấn đề này, bà Nông Thị Châm cho biết thêm: “Các nhân viên của Phòng Dịch vụ Công tác Xã hội rất tích cực đi cơ sở nhưng do thiếu trang-thiết bị như máy chiếu, laptop nên đã hạn chế phần nào việc tuyên truyền chính sách, quy định của Nhà nước về chế độ hỗ trợ cho các đối tượng yếu thế. Vì vậy, thời gian tới, Phòng rất mong nhận được sự quan tâm của cấp trên, như đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc. Hơn nữa, Phòng cũng mong muốn kết nối với cán bộ làm công tác xã hội ở các xã, phường để kịp thời nắm bắt và có sự hỗ trợ kịp thời đối với các các đối tượng này. Chúng tôi luôn xác định, nhiệm vụ của Phòng Dịch vụ Công tác Xã hội là một công việc đặc thù, giúp xóa bỏ rào cản bất công, mang lại hạnh phúc, góp phần xây dựng xã hội văn minh và phát triển bền vững. Vì vậy, Phòng luôn cố gắng, chung sức cùng với cộng đồng để hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao hơn nữa nghiệp vụ để tất cả các đối tượng yếu thế trên địa bàn tỉnh đều được giúp đỡ”.

Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm

Tặng 145 suất quà cho người dân phường Diên Hồng

Tặng 145 suất quà cho người dân phường Diên Hồng

(GLO)- Chiều 14-1, Đảng ủy-HĐND-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Diên Hồng (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân ấm áp, Tết yêu thương” nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025 nhằm trao tặng quà Tết cho hộ cận nghèo và hộ khó khăn trên địa bàn phường.

Phường Tây Sơn trao hơn 190 suất quà Tết cho hộ khó khăn và đối tượng yếu thế

Phường Tây Sơn trao hơn 190 suất quà Tết cho hộ khó khăn và đối tượng yếu thế

(GLO)- Ngày 10-1, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Tây Sơn (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với các ban ngành, đoàn thể và các nhà hảo tâm tổ chức chương trình “Tết ấm áp-Xuân Ất Tỵ 2025”, trao 190 suất quà Tết cho các hộ khó khăn và đối tượng yếu thế trên địa bàn.

Tặng sữa cho trẻ em nghèo, khuyết tật tại Đak Pơ

Tặng sữa cho trẻ em nghèo, khuyết tật tại Đak Pơ

(GLO)- Ngày 3 và 4-1, Hội Bảo trợ người khuyết tật và bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Gia Lai, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ em mồ côi huyện Đak Pơ phối hợp với Công ty sữa TH True Milk tổ chức chương trình trao tặng sữa bột dinh dưỡng cho trẻ em nghèo, khó khăn, trẻ em khuyết tật trên địa bàn huyện.

“Tết nhân ái” Xuân Ất Tỵ 2025, các cấp Hội Chữ thập đỏ trong tỉnh phấn đấu hỗ trợ cho 50.000 lượt người nghèo, khó khăn với tổng giá trị đạt 22 tỷ đồng. Ảnh: N.N

Tết nhân ái

(GLO)- Với mục tiêu huy động sự chung tay hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân để giúp người nghèo có thêm điều kiện đón Tết cổ truyền của dân tộc, phong trào “Tết nhân ái” đã được triển khai và nhận sự hưởng ứng tích cực của cộng đồng.

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.