Hồ tiêu cây làm giàu, cây thoát nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hơn 10 năm nay giá hồ tiêu liên tục giữ ở mức cao nên trong cả nước cây trồng này tăng nhanh cả về diện tích lẫn sản lượng. Theo khảo sát của Hiệp hội Hồ tiêu năm 2015, Việt Nam có trên 80.000 ha, năng suất bình quân 2,16 tấn/ha, sản lượng 150.000 tấn, chiếm 30% thị phần, cao nhất thế giới (tổng sản lượng hồ tiêu toàn thế giới năm 2015 khoảng 404.000 tấn). Các tỉnh Tây Nguyên chiếm 52%, Đông Nam bộ gần 40%, diện tích còn lại ở một số tỉnh miền Trung và Nam bộ. Hiện tại, một số nước quanh khu vực như Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc cũng trồng hồ tiêu; theo dự báo, nhu cầu trên thế giới bình quân vẫn tăng từ 2% đến 3% năm.

 

Việt Nam đã vượt qua các nước sản xuất hồ tiêu hàng đầu là Indonesia, Ấn Độ để vươn lên vị trí số 1. Nếu kinh doanh giỏi, chúng ta hoàn toàn có thể dẫn dắt thị trường thế giới, dẫn dắt giá cả.

Gia Lai có diện tích hồ tiêu lớn nhất, nhì trong nước với 15.000 ha, năng suất cũng vượt trội, bình quân 4 tấn/ha; nhiều hộ trồng đạt trên 10 tấn/ha, cá biệt có gia đình cho 15 tấn/ha, giá hiện nay 150.000 đồng/kg, mỗi ha cho thu nhập 600 triệu đồng. Đây là cây trồng có giá trị kinh tế cao nhất ở Gia Lai và cũng là loại cây trồng có giá trị trên đơn vị diện tích đáng mơ ước của nông dân Việt Nam.

Gia Lai đã có thương hiệu lớn là Hồ tiêu Chư Sê và có nhà máy chế biến. Ngoài sản phẩm tiêu đen truyền thống còn có tiêu trắng, tiêu đỏ và hiện nay xuất hiện sản phẩm tiêu ngũ sắc. Tuy nhiên, các nhà máy chế biến tiêu ở tỉnh ta chỉ mới giải quyết một lượng rất nhỏ sản phẩm, còn lại đa phần là xuất khẩu thô. Giá trị gia tăng sau thu hoạch vẫn còn thấp.

Người trồng tiêu giàu lên nhanh chóng, nhiều vùng dân cư ở các huyện Chư Sê, Chư Pưh, Chư Prông đổi đời nhờ loại cây trồng này. Hồ tiêu đã lan rộng ra nhiều địa phương trong tỉnh, tại một số huyện phía Đông như: Kông Chro, Kbang, Đak Pơ... khả năng sẽ sinh trưởng phát triển tốt.

Hồ tiêu là cây làm giàu, cũng là cây thoát nghèo. Mỗi gia đình chỉ cần trồng 100 trụ tiêu, năng suất bình quân 5 kg/trụ thì mỗi năm cho doanh thu trên 70 triệu đồng, là mức thu nhập mơ ước của hộ nghèo. 100 trụ tiêu chỉ cần diện tích 700-1.000 m2 đất, với  dân nghèo, diện tích này không phải khó tìm.

Việc đầu tư trồng hồ tiêu cũng không phải là yêu cầu quá tầm vốn của hộ nghèo. Giống có thể mua và cũng có thể xin về tự ươm. Có thể trồng trụ bê tông nhưng các vườn tiêu đang phổ biến trồng cây sống, với các loại cây dễ kiếm trong tự nhiên như vông, keo, lồng mứt... Người có hàng trăm triệu đồng, hàng tỷ đồng đầu tư trồng hồ tiêu, song những người dân thiếu vốn, ít vốn, nếu có ý chí, có quyết tâm vẫn trồng được. Hồ tiêu cho năng suất tốt ở vùng đất đỏ bazan màu mỡ, nhưng hồ tiêu cũng sinh trưởng khá ở vùng đất trắng pha cát như đất miền Trung, Phú Quốc, hay đất đá đen như vùng Ea HLeo (Đak Lak), chỉ cần đảm bảo nước trong mùa khô và không ngập úng.

Nông dân ta vốn có tính rụt rè, e ngại, ít mạnh dạn, đi tiên phong trong sản xuất mà thường trông chờ, làm theo. Được thì cùng nhau hưởng mà mất cũng chung nhau, nên cứ lặp đi lặp lại hiện tượng được mùa mất giá, được giá do mất mùa. Một số ít người chịu khó học hỏi, chịu khó thử nghiệm và áp dụng các mô hình hay, mới vào sản xuất, họ có thể một vài lần thất bại, nhưng sẽ thành công trong tương lai.

Hy vọng người nghèo sẽ sớm thay đổi cách nghĩ, cách làm, mà cây hồ tiêu đang là một trong số những lựa chọn để người nông dân nghèo đổi đời.

Nhật Cường

Có thể bạn quan tâm

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.

Ông Nguyễn Văn Thuận (thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh) chặt bỏ gần 40 cây cà phê để hiến đất mở rộng mặt đường. Ảnh: N.D

Đòn bẩy phát triển vùng nguyên liệu cà phê bền vững

(GLO)- Sau 2 năm triển khai hợp phần 5 của Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông-lâm-thủy sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025, nhiều tuyến đường nội đồng ra vùng nguyên liệu sản xuất cà phê được đầu tư xây dựng.