Hiểm họa chực chờ 'hộp ngủ'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Để kiếm nhiều tiền hơn so với việc kinh doanh các loại phòng trọ thông thường, nhiều chủ nhà ở TPHCM đã thiết kế những 'hộp ngủ' (sleep box) phục vụ người thuê trọ có nhu cầu. 'Hộp ngủ' này chỉ rộng chừng 2-4m2, vừa đủ chỗ nằm ngủ cho một người. Theo quan sát của PV Báo SGGP, hầu hết những 'hộp ngủ' đều không đảm bảo công tác an toàn về phòng cháy chữa cháy (PCCC).

"Cháy thì xui thôi…"

Những ngày cuối tháng 10, trong vai người cần thuê phòng trọ, PV Báo SGGP đã tìm đến căn nhà 1 trệt và 2 lầu nằm trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 25, quận Bình Thạnh. Đây là căn nhà được thiết kế theo kiểu “hộp ngủ”. Do nữ chủ nhà đi vắng nên nhờ Ngân (sinh viên năm nhất một trường đại học) đang thuê trọ tại đây ra mở cửa để chúng tôi vào xem phòng.

Cánh cửa căn nhà vừa mở là tầng trệt, nơi để xe máy cạnh cầu thang nhỏ vừa đủ một người leo lên xuống. Sau cầu thang là phòng bếp, nhà vệ sinh và chỗ để máy giặt, nấu nướng… Cầu thang đi lên tối om dù đang buổi sáng, do không gian hẹp và không có cửa sổ. Ngân dẫn chúng tôi vào phòng có 8 “hộp ngủ” dành cho nữ và hiện đã có 6 người ở. Căn phòng khoảng 3m2 với 8 “hộp ngủ” xếp chồng lên nhau, rèm cửa kín mít.

Ngân giới thiệu hộp ngủ ở căn nhà trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh với phóng viên

Ngân giới thiệu hộp ngủ ở căn nhà trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh với phóng viên

Theo quan sát của PV, căn nhà có 2 tầng với tổng 32 “hộp ngủ”, mỗi tầng có 2 phòng chứa 8 “hộp ngủ”/ phòng. Giá thuê mỗi “hộp ngủ” là 2 triệu đồng/tháng bao gồm chi phí điện nước, gửi xe, giặt đồ. Ngân cho biết: “Từ khi ở Hà Nội xảy ra vụ cháy chung cư mini nghiêm trọng, chủ “hộp ngủ” chủ động thay hết ván gỗ bằng rèm để đảm bảo PCCC”.

Tuy vậy, theo quan sát của PV, căn nhà không được trang bị bình chữa cháy, không có thang thoát hiểm. Khi PV hỏi Ngân có lo ngại về vấn đề cháy nổ không, Ngân nói, hồi xảy ra vụ cháy ở Hà Nội thì sợ, nhưng chủ nhà thay gỗ ép thành rèm cửa nên cũng bớt lo lắng. “Cháy thì tất nhiên là sợ, nhưng biết làm sao được, cháy là xui thôi…”, câu nói của Ngân làm chúng tôi ái ngại.

Tiếp đó, chúng tôi đến một căn nhà ở đường Hòa Hảo (phường 5, quận 10) có giá cho thuê từ 1,4-1,5 triệu đồng/“hộp ngủ”. Dẫn chúng tôi lên xem phòng là một thanh niên, người này giới thiệu đây là “hộp ngủ” rẻ hơn so với mặt bằng chung hiện nay. Căn nhà có 4 tầng gồm 1 trệt, 3 lầu cho thuê. Vì đây là căn nhà khá cũ nên các “hộp ngủ” có phần xuống cấp, giữa các “hộp ngủ” được ngăn cách bằng ván gỗ ép, đồ đạc chất đống ngổn ngang.

Căn phòng chúng tôi vào xem có đến 10 “hộp ngủ”, cửa sổ duy nhất được đóng kín mít, không gian bó hẹp và ngột ngạt. Dù diện tích phòng khá nhỏ nhưng chủ nhà cho phép người thuê nấu ăn tại phòng. Khi PV lo ngại việc nấu ăn trong phòng chật chội tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, thanh niên lập tức đưa chúng tôi ra hành lang và chỉ vào khu vực bếp, nơi đặt 1 chiếc bàn nhựa, bếp điện, 1 bình chữa cháy.

Chúng tôi quan sát, căn nhà chỉ có một cầu thang bộ dẫn lên 4 tầng, không có lối thoát hiểm, không có thang thoát hiểm ngoài trời. Dù chỉ có duy nhất một cầu thang bộ, nhưng chủ nhà lại dán ở cầu thang dòng chữ “lối thoát”.

Phải trả lại hiện trạng ban đầu

Liên tục trong tháng 10-2023, các đoàn công tác của Công an TPHCM, Bộ Công an đã kiểm tra công tác PCCC - cứu nạn cứu hộ ở các cơ sở kinh doanh nhà trọ, nhà ngăn phòng cho thuê, chung cư mini… tại TPHCM. Qua kiểm tra, phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh loại hình này vi phạm hết sức nghiêm trọng.

Ngày 26-10, Thiếu tướng Nguyễn Tuấn Anh, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (C07) dẫn đầu Đoàn công tác Bộ Công an kiểm tra tòa nhà căn hộ Diyas Sky đường Nguyễn Đức Thuận (phường 13, quận Tân Bình) 6 tầng và 1 trệt, diện tích hơn 1.350m2 có hàng trăm người lưu trú; và công trình nhà ngăn phòng cho thuê 7 tầng, 1 trệt ở đường Phạm Văn Bạch (phường 15) có diện tích gần 900m2 với 200 người dân ở.

Sau đó, đoàn tới kiểm tra “hộp ngủ” Song Hưng ở đường Cộng Hòa (phường 13, quận Tân Bình) với 6 tầng, 1 trệt có gần 60 “hộp ngủ” thiết kế bằng gỗ và nhôm, xếp chồng lên nhau... Cục trưởng Cục C07 đã yêu cầu chủ các cơ sở vi phạm phải trả lại hiện trạng ban đầu khi được cơ quan chức năng cấp phép. Công an TPHCM sẽ phối hợp chính quyền địa phương tiếp tục kiểm tra lại các cơ sở đã kiểm tra nhằm đảm bảo an toàn về PCCC.

Qua kiểm tra 28.378 cơ sở, lực lượng chức năng đã xử lý 3.592 cơ sở vi phạm về PCCC, xử phạt hành chính tổng số tiền hơn 5,5 tỷ đồng; đình chỉ hoạt động 3 cơ sở, tạm đình chỉ hoạt động 40 cơ sở.

Trước đó, ngày 12 và 13-10, Đoàn công tác Công an TPHCM kiểm tra 2 căn nhà trọ trên đường Nguyễn Thiện Thuật (phường 14, quận Bình Thạnh) và đường Khuông Việt (phường Phú Trung, quận Tân Phú) và phát hiện 2 cơ sở đều vi phạm về quy định PCCC. Trong đó, căn nhà ở quận Bình Thạnh xây 4 tầng và 1 trệt, có diện tích 516m2 với tổng 4 tầng là 125 “hộp ngủ”. Đoàn đã tạm đình chỉ hoạt động cho thuê căn nhà này vì vi phạm nghiêm trọng về PCCC…

Đại tá Huỳnh Ngọc Quan, Phó Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PC07), cho biết, dạng “hộp ngủ” là mô hình mới, chỉ là phòng ngủ để phục vụ người lao động, sinh viên thuê với giá rẻ. Những căn nhà này vi phạm quy định PCCC, rất nguy hiểm khi xảy ra cháy, nổ. Do mới nở rộ, thành phố chưa có thống kê số lượng “hộp ngủ”, lực lượng chức năng sẽ đi kiểm tra, nếu sai phạm sẽ xử lý nghiêm và sẽ kiểm tra lại nhiều lần.

“Chuồng cọp” bịt kín chung cư

Nhiều năm nay, việc hàn khung sắt ngoài ban công để chống trộm, cơi nới thêm không gian rất phổ biến tại các chung cư ở TPHCM. Chung cư Ngô Gia Tự (phường 2, quận 10) xây dựng từ năm 1968 gồm 16 lô; mỗi lô có 1 trệt, 3 tầng lầu và là nơi sinh sống của hàng ngàn hộ dân với hoạt động buôn bán tấp nập, sầm uất từ sáng sớm đến tối muộn. Các căn nhà có “chuồng cọp”, “lồng chim” chỉ có một lối ra vào duy nhất là cửa chính thông ra cầu thang, vì ở ban công đã được bịt kín.

Giữa tháng 9-2023, PV ghi nhận ở chung cư Nguyễn Thiện Thuật (phường 1, quận 3) nhan nhản “chuồng cọp”, “lồng chim” bít bùng ban công, cửa sổ. Người dân cơi nới thêm phần khung sắt để phơi quần áo, trồng cây, đặt cục nóng điều hòa, đặc biệt là dây điện chằng chịt tiềm ẩn nguy cơ chập điện. Hành lang chung cư người dân bày nhiều đồ đạc hạn chế lối đi, không đảm bảo lối thoát nạn khi xảy ra sự cố cháy, nổ. Sau khi PV phản ánh, chính quyền đã phối hợp công an vận động người dân tháo gỡ “chuồng cọp”, “lồng chim”.

Trung tá Phạm Văn Túc, Đội trưởng Đội PCCC - cứu nạn cứu hộ (Công an quận 5) cho biết, cơ quan chức năng đã vận động 21/21 hộ gia đình ở chung cư 19 Nguyễn Biểu (phường 1) tháo dỡ hoặc cắt bỏ một phần “chuồng cọp” để tạo lối thoát nạn thứ 2. Thời gian tới, quận tiếp tục nhân rộng việc vận động sâu rộng người dân góp phần thiết thực đảm bảo PCCC.

Có thể bạn quan tâm

Anh hùng không đợi tuổi

Anh hùng không đợi tuổi

Những ngày đầu xuân năm mới, tôi gặp anh hùng LLVTND Ngô Tùng Chinh trong ngôi nhà vườn rợp bóng cây xanh của ông tại phường Long Phước (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Ông đang sống một cuộc đời hiền hòa, giản dị bên cạnh không gian trưng bày hiện vật chiến tranh của riêng mình.

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Những người mẹ đặc biệt

Những người mẹ đặc biệt

Lặng lẽ tồn tại suốt gần 60 năm qua, cô nhi viện Phú Hòa (xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều người gọi với cái tên “ngôi nhà đặc biệt”, bởi nơi đây có những phụ nữ hy sinh cả đời để trở thành mẹ của hàng trăm đứa trẻ mồ côi, khuyết tật, bị bỏ rơi...

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Cán bộ Công an phường Phù Đổng (TP. Pleiku) hướng dẫn nhân viên Khách sạn Khánh Linh đăng ký lưu trú qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: T.T

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ 1: Khi hệ thống chính trị cùng vào cuộc

(GLO)- Ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…