Heo đất ngày xưa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những ngày thơ bé, năm nào tôi cũng nuôi một chú heo đất. Cứ sau Tết Nguyên đán, ba lại đạp xe chở tôi ra chợ mua một chú heo mới. Đứng trước gian hàng gốm sứ, tôi tần ngần chọn cho mình một chú heo xinh xắn, ưng ý. Ngày trước, heo đất không đa dạng mẫu mã như bây giờ mà chỉ có vài họa tiết đơn giản. Đảo mắt tới lui cho thỏa thích nhưng cuối cùng tôi vẫn chọn một chú heo màu xanh lam mang ý nghĩa tươi trẻ, hy vọng. 
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Sau khi mang heo về nhà, đặt lên bàn, tôi lấy khăn lau sạch sẽ rồi dùng số tiền mà người lớn đã lì xì trong dịp Tết cho heo “ăn”. Trong chốc lát, cả xấp bao lì xì chỉ còn vỏ. Vì muốn heo “căng bụng”, ba mẹ cho tôi thêm một ít tiền nữa. Cho heo “ăn” xong, tôi ôm cất vào ngăn tủ. Cứ mỗi ngày đi học, tiền ăn quà còn dư, tôi lại háo hức chạy về nhà bỏ heo. Ai cũng khen tôi giỏi tiết kiệm.
Việc nuôi heo đất của tôi diễn ra khá trơn tru, êm đẹp. Cho đến cái ngày xảy ra một sự cố làm tôi nhớ mãi không quên. Ấy là lúc tôi bị mất chú heo đất. Hôm đó là ngày giỗ ông, mọi người đến tham dự, ra vào đông đúc. Tôi được nghỉ học, ham chơi với bạn bè và những người anh chị em bà con cùng trang lứa nên quên mất chú heo đất đặt trên bàn học. Đến khi sực nhớ, chạy vào xem thì con heo đất không cánh mà bay. Khỏi phải nói, tôi đứng giậm chân tại chỗ khóc như mưa. Ba không biết phải làm sao để tôi ngừng khóc. Càng dỗ dành tôi càng khóc to. Cuối cùng ba nghĩ đến phương án mua con heo đất mới để đền bù, nhưng nói gạt là “Heo đất của con được tìm thấy sau nhà kho. Chắc có lẽ do lúc mọi người dọn dẹp để bày biện bàn tiệc nên cất chú heo vào kho”. Giờ nghĩ lại thấy thương ba làm sao, phải đạp xe lên tới chợ huyện cách nhà gần 6 cây số rồi mất thêm nửa giờ chạy quanh các gian hàng gốm sứ mới tìm được chú heo đất màu xanh lam giống y như con cũ.  
Cuối năm là lúc tôi thu hoạch heo đất để lấy tiền. Đập heo thì không nỡ vì thấy tội quá, dù nó chỉ là khối đất sét vô hồn. Ba nghĩ ngay đến việc khoét đít heo cho rộng để dễ lấy tiền, còn thân heo thì không hư hao gì. Chính vì thế mà về sau, phòng tôi có cả một bộ sưu tập heo đất rất dễ thương. Số tiền lấy ra từ  heo đất, ba mẹ cho tôi được quyền sử dụng tùy thích. Thường là tôi mua quần áo, giày dép mới, đồ chơi, còn lại để bỏ túi ăn quà bánh trong ngày Tết.
Bộ sưu tập heo đất giờ vẫn còn nằm trong tủ kính lung linh. Mặc cho ngăn tủ chật ních, tôi vẫn không nỡ vứt chúng đi mà nhất quyết giữ lại làm kỷ niệm. Bởi đó là quá khứ, ký ức tươi đẹp của tuổi thơ. Hơn hết, nó dạy cho tôi bài học về sự tiết kiệm, sống có nguyên tắc và trân quý những gì mình làm ra.
Nguyễn Tấn Quốc

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.