Hé lộ "quốc phục" của Mỹ Huyền tại Miss International Globe 2019

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Quốc phục của người đẹp Bạc Liêu được lấy ý tưởng từ bức tranh dân gian “Lý ngư vọng nguyệt” (Cá chép trông trăng) thuộc dòng tranh dân giang Hàng Trống.

 

Bộ quốc phục do NTK trẻ Trương Hoàng Kỳ Anh thực hiện với mong muốn sẽ đem lại vận may cho người mặc. Nhờ có ánh trăng sáng soi đường chỉ lối cho cá chép lựa chọn được hướng đi đúng đắn, để có thể vượt vũ môn hoá rồng và mang về thành công.
Bộ quốc phục do NTK trẻ Trương Hoàng Kỳ Anh thực hiện với mong muốn sẽ đem lại vận may cho người mặc. Nhờ có ánh trăng sáng soi đường chỉ lối cho cá chép lựa chọn được hướng đi đúng đắn, để có thể vượt vũ môn hoá rồng và mang về thành công.
Được thiết kế với tông màu chủ đạo là đen, vàng đồng và đỏ, bộ trang phục mang tới sự sang trọng, quyền quý và mạnh mẽ cho người mặc. Tông đỏ không chỉ trở thành điểm nhấn mà theo quan niệm của người Á đông nó còn mang ý nghĩa may mắn.
Được thiết kế với tông màu chủ đạo là đen, vàng đồng và đỏ, bộ trang phục mang tới sự sang trọng, quyền quý và mạnh mẽ cho người mặc. Tông đỏ không chỉ trở thành điểm nhấn mà theo quan niệm của người Á đông nó còn mang ý nghĩa may mắn.
 Qua những hình ảnh mà Mỹ Huyền thực hiện cùng bộ quốc phục này, dễ dàng nhận thấy có sự kết hợp giữa văn hoá Đông và Tây. Phần Đông thể hiện cách sử dụng màu sắc, họa tiết trên trang phục và phụ kiện đi kèm. Còn phần Tây được thể hiện rõ rệt ở phần phom dáng, những chi tiết cắt xẻ.
Qua những hình ảnh mà Mỹ Huyền thực hiện cùng bộ quốc phục này, dễ dàng nhận thấy có sự kết hợp giữa văn hoá Đông và Tây. Phần Đông thể hiện cách sử dụng màu sắc, họa tiết trên trang phục và phụ kiện đi kèm. Còn phần Tây được thể hiện rõ rệt ở phần phom dáng, những chi tiết cắt xẻ.
 Phụ kiện kèm theo trang phục được lấy cảm hứng từ những phụ kiện triều Nguyễn. Đặc biệt là chiếc nón được lấy ý tưởng từ nón chóp của vua Khải Định và được điều chỉnh lại cho phù hợp.
Phụ kiện kèm theo trang phục được lấy cảm hứng từ những phụ kiện triều Nguyễn. Đặc biệt là chiếc nón được lấy ý tưởng từ nón chóp của vua Khải Định và được điều chỉnh lại cho phù hợp.
Đặc biệt, chiếc quạt lông cán đứng dài cũng là một phụ kiện đáng chú ý. Phần lông được làm từ lông ngỗng, gắn thêm lông công kết hợp với một số hạt đá thể hiện sự quyền quý.
Đặc biệt, chiếc quạt lông cán đứng dài cũng là một phụ kiện đáng chú ý. Phần lông được làm từ lông ngỗng, gắn thêm lông công kết hợp với một số hạt đá thể hiện sự quyền quý.
Với sự chuẩn bị chu đáo của mình, Mỹ Huyền cho biết, cô hy vọng sẽ giành được kết quả tốt nhất tại cuộc thi lần này.
Với sự chuẩn bị chu đáo của mình, Mỹ Huyền cho biết, cô hy vọng sẽ giành được kết quả tốt nhất tại cuộc thi lần này.


 Thiên Long (ANTD)
Ảnh: Ngô Viết Đại Dương

 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phương Loan: Nỗi nhớ ngày gặp lại

Thơ Phương Loan: Nỗi nhớ ngày gặp lại

(GLO)- Trong mỗi chúng ta, ai cũng có một thời gắn liền với bảng đen, phấn trắng, cùng bao kỷ niệm buồn vui dưới mái trường. Để rồi, sau nhiều năm xa cách, trong giây phút gặp lại thầy cô, bạn bè, những ký ức ấy vẫn ùa về, trào dâng bao nỗi nhớ...
Gương mặt thơ: Lê Va

Gương mặt thơ: Lê Va

(GLO)- Mươi năm trước, có một cái tin làm tôi ngạc nhiên: Đại tá Lê Va (Công an tỉnh Hòa Bình) xin xuất ngũ chuyển ngành về công tác tại Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh để làm thơ cho... đã.
Bộ VH-TT-DL phát động sáng tác ca khúc về dân tộc thiểu số

Bộ VH-TT-DL phát động sáng tác ca khúc về dân tộc thiểu số

Bộ VH-TT-DL vừa phát động cuộc thi sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024 nhằm khuyến khích phong trào sáng tác nghệ thuật về các dân tộc thiểu số và miền núi; góp phần nâng cao cả số lượng và chất lượng các ca khúc đáp ứng yêu cầu của đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi.
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Cánh đồng tuổi thơ

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Cánh đồng tuổi thơ

(GLO)- Vẫn là những hoài niệm về một tuổi thơ gian khó nơi vùng quê, trong tác phẩm "Cánh đồng tuổi thơ", tác giả Nguyễn Tấn Hỷ thêm một lần nhắc nhớ về hình ảnh tảo tần của người mẹ đã chịu bao vất vả, làm lụng nuôi con khôn lớn từng ngày...
Gieo “hạt giống” văn chương

Gieo “hạt giống” văn chương

(GLO)- Đó là tâm niệm của những người tổ chức và tham gia truyền cảm hứng tại lớp bồi dưỡng văn học trẻ-văn học dân tộc thiểu số năm 2024 tại Gia Lai. Diễn ra từ ngày 1 đến 7-7, chương trình thu hút sự góp mặt của 32 học sinh đến từ các trường THCS, THPT trên địa bàn TP. Pleiku.