Hành trình vượt khó tìm chữ của chàng trai xương thủy tinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- 19 tuổi, cao 1,3 m và nặng chưa tới 27 kg nhưng chàng trai Phan Trọng Tiến (thôn Vinh Hà, xã Ia Blang, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã có hành trình chiến đấu phi thường với căn bệnh xương thủy tinh để tự tin bước vào giảng đường đại học.

Trong căn nhà xập xệ cuối thôn Vinh Hà, bóng dáng nhỏ bé của Tiến đang chậm rãi phụ giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa và nấu cơm. Tiến là con trai cả, 2 người em cũng bị bệnh xương thủy tinh. Mẹ của Tiến là chị Hồ Thị Thảo (43 tuổi) thường xuyên đau ốm, không có khả năng lao động nên mọi chi tiêu trong gia đình đều phải trông chờ vào công việc phụ hồ của người cha. Hiểu được những khó khăn, vất vả của cha mẹ, dù sức khỏe không như người bình thường, Tiến vẫn cố gắng phụ giúp việc nhà trong khả năng của mình.

Tiến mang trong mình căn bệnh xương thủy tinh nhưng luôn nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Ảnh: Trần Dung

Tiến mang trong mình căn bệnh xương thủy tinh nhưng luôn nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Ảnh: Trần Dung

Nhìn con với đôi mắt ngấn lệ, chị Thảo kể: “Lấy nhau 5 năm, vợ chồng tôi vui mừng khi mang thai đứa con trai đầu lòng. Vậy mà bao nhiêu hy vọng, đợi chờ vụt tắt khi Tiến sinh ra hình hài không giống những đứa trẻ bình thường. Người con bé xíu, chân tay co quắp và mềm oặt. Đến 5 tuổi, Tiến mới chập chững biết đi, biết nói và không thể đếm hết bao nhiêu lần con bị gãy xương, nằm viện do sức khỏe yếu. Hầu như mọi sinh hoạt hàng ngày của Tiến đều phải nhờ người thân hỗ trợ”-chị Thảo ngậm ngùi kể.

Dù chân tay yếu, bước đi xiêu vẹo, không vững nhưng bù lại Tiến rất thông minh, sáng dạ. 6 tuổi, Tiến đòi tới trường cùng các bạn. Vợ chồng chị Thảo nhiều đêm trăn trở bởi xương của Tiến rất yếu, chỉ cần va chạm nhẹ đã có thể bị gãy. Nhìn con say mê với sách vở và ánh nhìn thèm khát khi thấy các bạn đồng trang lứa đến trường, vợ chồng chị quyết định cho Tiến đi học và trở thành "đôi chân" đồng hành trên hành trình đi tìm con chữ.

Kết quả học tập của Tiến là niềm vui, niềm tự hào của gia đình, người thân. Ảnh: Trần Dung

Kết quả học tập của Tiến là niềm vui, niềm tự hào của gia đình, người thân. Ảnh: Trần Dung

Đôi tay của Tiến rất khó để cầm và điều khiển cây bút. Để viết nên một vài con chữ thôi cũng khiến em phải đổ rất nhiều mồ hôi và công sức. Không nản chí, trên trường không kịp các bạn, tối về Tiến mày mò ngồi vào bàn tập viết cả đêm. Nhìn bóng lưng còng của con đổ gục trên bàn, chị Thảo chỉ biết động viên con.

“Mỗi năm học, em lại cố gắng tiến bộ thêm một chút. Dần dần, em trở thành một trong những học sinh học khá của lớp. Những năm học THCS và THPT em đều đạt danh hiệu học sinh tiên tiến. Em luôn nghĩ rằng, khuyết tật chỉ là bất tiện chứ không phải là bất hạnh. Chúng ta phải sống thật lạc quan và hành động tích cực thì chắc chắn cuộc đời mình sẽ có ích”-Tiến chia sẻ.

Với ước mơ trở thành lập trình viên, năm 2022, Tiến đã xuất sắc đậu vào Khoa Kỹ thuật phần mềm-Trường Đại học Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương). Thành quả này của Tiến đã khiến gia đình, thầy cô và bạn bè nể phục. Tiến bày tỏ: “Em là anh cả trong nhà nhưng đau yếu, không đủ sức lao động để đỡ đần ba mẹ. Vì thế, em quyết tâm phải học, phải có thật nhiều kiến thức để sau này làm chỗ dựa vững chãi cho các em”.

Nói về cậu học trò đầy nghị lực, thầy Trần Văn Thùy-giáo viên bộ môn Sinh học, Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Chư Sê) tự hào-cho biết: “Là giáo viên chủ nhiệm của Tiến, tôi luôn dõi theo cậu học trò đặc biệt của lớp. Dù thua thiệt các bạn về ngoại hình, sức khỏe nhưng Tiến rất lạc quan, luôn năng nổ trong mọi phong trào và biết vươn lên trong học tập. Trong thời gian ôn thi đại học, tôi rất lo lắng bởi sức khỏe của Tiến rất yếu, nhiều lúc chương trình học nặng khiến Tiến bị đuối sức. Rất may, Tiến đã bước chân vào giảng đường đại học, dần chạm tới ước mơ của mình".

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Chư Sê đã vận động các nguồn lực hỗ trợ, “tiếp bước” cho Tiến vững vàng hơn trên giảng đường Đại học. Ảnh: Trần Dung

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Chư Sê đã vận động các nguồn lực hỗ trợ, “tiếp bước” cho Tiến vững vàng hơn trên giảng đường Đại học. Ảnh: Trần Dung

Ông Nguyễn Xuân Thủy-Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Chư Sê-cho biết: Sinh ra mang trong mình căn bệnh xương thủy tinh-di chứng của chất độc da cam/dioxin nhưng cháu Phan Trọng Tiến là trường hợp đặc biệt trên địa bàn huyện khi luôn nỗ lực vươn lên, truyền cảm hứng cho mọi người bằng trí tuệ và nghị lực sống. Thời gian qua, ngoài việc động viên, khích lệ Tiến và gia đình, chúng tôi cũng đã tích cực vận động các nguồn lực hỗ trợ, “tiếp bước” cho Tiến vững vàng hơn trên giảng đường đại học. Hy vọng, với ước mơ của mình, Tiến sẽ xây dựng nên một tương lai tươi sáng.

Có thể bạn quan tâm

Hè rộn rã tiếng cười

Hè rộn rã tiếng cười

(GLO)- Mùa hè năm nay, Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Gia Lai và Nhà Thiếu nhi Pleiku tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn, sôi nổi, được dẫn dắt bởi đội ngũ hướng dẫn viên trẻ đầy nhiệt huyết, mang lại những trải nghiệm đáng nhớ cho các em nhỏ.

Xã, phường mới - tinh thần mới

Xã phường mới-tinh thần mới

(GLO)- Với phương châm “Xã phường mới-tinh thần mới”, đầu tháng 7, các tổ công nghệ số và đội hình thanh niên tình nguyện tại 58 xã, phường cùng Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Gia Lai đồng loạt ra quân hỗ trợ người dân và doanh nghiệp thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

Không gian xưa trong mắt người trẻ phố núi

Không gian xưa trong mắt người trẻ phố núi Pleiku

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, những góc quán xưa cũ, vật dụng nhuốm màu thời gian tưởng chừng chỉ còn trong ký ức lại đang trở thành điểm dừng chân thu hút người trẻ. Ở đó, họ không chỉ check-in mà còn tìm thấy cảm hứng sống, cảm hứng nghệ thuật và sự lắng đọng trong tâm hồn.

Tuổi trẻ Gia Lai thường trực hỗ trợ người dân những ngày đầu thực hiện chính quyền 2 cấp

Infographic Tuổi trẻ Gia Lai thường trực hỗ trợ người dân những ngày đầu thực hiện chính quyền 2 cấp

Với tinh thần “xã, phường mới - tinh thần mới”, lực lượng đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tỉnh Gia Lai đã thể hiện rõ sự năng động, chủ động và trách nhiệm trong công việc, luôn thường trực tại Trung tâm Phục vụ hành chính công và Bộ phận Một cửa cấp xã mới để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

Trong 5 đảng viên vừa được Chi bộ Trường THPT Ya Ly tổ chức lễ kết nạp, có 3 đảng viên mới là học sinh. Ảnh: V.T

Tự hào đảng viên tuổi 18

(GLO)- Trở thành đảng viên khi vừa tròn 18 tuổi là niềm tự hào của nhiều bạn trẻ ở tỉnh Gia Lai, đây là minh chứng cho sự trưởng thành về nhận thức, bản lĩnh và lý tưởng sống. Vinh dự này đã trở thành động lực để các bạn trẻ nỗ lực hơn trong học tập, rèn luyện để cống hiến cho quê hương, đất nước.

Hội Nữ doanh nhân tỉnh: Tăng cường kết nối, lan tỏa giá trị nữ doanh nhân

Hội Nữ doanh nhân tỉnh: Tăng cường kết nối, lan tỏa giá trị nữ doanh nhân

(BĐ) - Chiều 29.6, Hội Nữ doanh nhân tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2025 và chương trình giao lưu, kết nối với Hội Nữ doanh nhân tỉnh Gia Lai. Tham dự Hội nghị có Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lê Bình Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Hải Giang, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lý Tiết Hạnh.
Trải nghiệm ý nghĩa cùng chiến dịch “Hoa phượng đỏ”

Trải nghiệm ý nghĩa cùng chiến dịch “Hoa phượng đỏ”

(GLO)-Kỳ nghỉ hè bắt đầu cũng là lúc các đoàn viên thanh niên Gia Lai háo hức tham gia chiến dịch “Hoa phượng đỏ”. Không chỉ là sân chơi bổ ích trong dịp hè, chiến dịch còn là cơ hội để ĐVTN thể hiện tinh thần xung kích tình nguyện, sống có trách nhiệm và trưởng thành từ những trải nghiệm thực tế.

Chị Nay H’Uôn (thứ 2 từ phải sang, buôn Ji, xã Krông Năng) cùng 4 người bạn vui mừng vì đã sẻ chia giọt máu hồng, trao thêm cơ hội được cứu sống cho các bệnh nhân. Ảnh: Vũ Chi

Hạnh phúc khi được sẻ chia giọt máu hồng

(GLO)- Đông đảo tình nguyện viên huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã tham gia buổi hiến máu tình nguyện vào sáng 28-6. Với họ, hiến máu không chỉ giúp phục vụ tốt hơn công tác cứu chữa bệnh nhân mà còn lan tỏa thông điệp nhân văn vì cộng đồng.

Mang yêu thương về buôn làng

Mang yêu thương về buôn làng

(GLO)- Với tấm lòng yêu thương và chia sẻ, nhóm thiện nguyện “Kiên Giang chung một tấm lòng” đã lặn lội đến tận các buôn làng ở Gia Lai để trao tận tay những phần quà nghĩa tình cho người nghèo.

Hội Nữ doanh nhân tỉnh: Kết nối phát triển, sẻ chia lan tỏa

Hội Nữ doanh nhân tỉnh: Kết nối phát triển, sẻ chia lan tỏa

Trong 6 tháng đầu năm 2025, Hội Nữ doanh nhân tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, khẳng định rõ vai trò kết nối, đồng hành cùng hội viên trong phát triển kinh doanh, lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, đồng thời góp phần tích cực vào công tác an sinh xã hội và các phong trào chung của tỉnh.
Không để khó khăn cản trở ước mơ

Không để khó khăn cản trở ước mơ

(GLO)- Đó là những chia sẻ đầy xúc động của các sĩ tử đặc biệt tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại tỉnh Gia Lai. Có em bị khuyết tật bẩm sinh, có em không may bị tai nạn giao thông ngay trước kỳ thi, dẫu khó khăn nhưng các em vẫn không từ bỏ hành trình chinh phục tri thức.

Chủ tịch Hội Nông dân nhiệt huyết , trách nhiệm

Chủ tịch Hội Nông dân nhiệt huyết , trách nhiệm

Thiết thực học tập và làm theo gương Bác, trên cương vị Chủ tịch Hội Nông dân xã, ông Hà Thế Phong (SN 1969, ở xã Nhơn Hạnh, TX An Nhơn) thường xuyên tìm tòi, sáng tạo trong công tác tổ chức, xây dựng Hội vững mạnh. Đáng chú ý, nhiều năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết 
Chị Hoàng Thị Thu Thảo-Công an xã Hòa Phú, huyện Chư Păh bên tác phẩm đạt giải nhất của mình. Ảnh: Đinh Yến

Lan tỏa giá trị đạo đức và truyền thống tốt đẹp của gia đình

(GLO)- Hưởng ứng ngày Gia đình Việt Nam (28-6), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về gia đình với chủ đề “Gia đình hạnh phúc-Quốc gia thịnh vượng”. Cuộc thi nhằm tạo sự lan tỏa về chuẩn mực, giá trị đạo đức và truyền thống tốt đẹp của gia đình.

null