Hàn Quốc cho phép lao động Việt Nam sang làm việc theo loại visa riêng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hàn Quốc cho phép người lao động đến từ 16 quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam, Philippines, Thái Lan và Indonesia, sang nước này làm việc theo loại visa riêng.
Người lao động tại một trang trại ở Hàn Quốc. (Nguồn: Aboutamazon)

Người lao động tại một trang trại ở Hàn Quốc. (Nguồn: Aboutamazon)

Ngày 9/8, tại thành phố cảng Busan, Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc (MOEL) phối hợp cùng Cơ quan Dịch vụ Phát triển Nguồn nhân lực Hàn Quốc đã tổ chức Hội nghị về Chương trình Cấp phép cho Lao động Nước ngoài (EPS). Hội nghị sẽ diễn ra trong 3 ngày.

EPS cho phép người lao động đến từ 16 quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam, Philippines, Thái Lan và Indonesia, sang Hàn Quốc làm việc theo loại visa riêng.

MOEL bắt đầu tổ chức sự kiện này vào năm 2016 nhằm tăng cường trao đổi và hợp tác giữa Chính phủ Hàn Quốc và 16 quốc gia này.

Năm nay, MOEL tổ chức sự kiện thường niên tại thành phố cảng phía Đông Nam Busan như một phần trong nỗ lực hỗ trợ thành phố đăng cai tổ chức World Expo 2030.

Bộ trưởng MOEL Lee Jung-sik và Thị trưởng thành phố Busan Park Heong-joon cũng như đại sứ của 16 quốc gia đã có mặt tại Hội nghị EPS 2023 tại Busan.

Phát biểu chúc mừng hội nghị, Bộ trưởng Lee Jung-sik cho biết: “Sự kiện năm nay sẽ là cơ hội để nhìn lại 20 năm qua của EPS và chuẩn bị cho 20 năm tiếp theo. Chúng tôi sẽ cải cách cơ bản hệ thống phù hợp với nhiều thay đổi về kinh tế và xã hội so với 20 năm trước".

Sau bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Lee Jung-sik đã trao giải thưởng cho chủ một nhà máy sản xuất bánh quy và kẹo truyền thống của Hàn Quốc ở Pocheon, tỉnh Gyeonggi, cũng như cho công nhân người Sri Lanka Kuda Baduge Chamara Chandimal Jayantha.

Nhà máy đã được trao giải thưởng để ghi nhận việc cung cấp ký túc xá miễn phí cho người lao động nhập cư và cung cấp cho họ các cơ hội thăng tiến và phúc lợi bình đẳng.

Người lao động Sri Lanka được khen ngợi vì khả năng tiếng Hàn lưu loát và nỗ lực không ngừng để thích nghi với cuộc sống ở Hàn Quốc.

Trong khuôn khổ sự kiện, Bộ trưởng Lee Jung-sik cũng đã có cuộc gặp với đại sứ của 16 nước để thảo luận các biện pháp tăng cường hơn nữa hợp tác và các vấn đề còn tồn tại.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tổ chức Hội chợ việc làm cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về nước vào ngày 6-5

Gia Lai tổ chức Hội chợ việc làm cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về nước vào ngày 6-5

(GLO)- Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai (Sở Nội vụ) thông tin, ngày 6-5 tại Sàn giao dịch việc làm (20 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) sẽ tổ chức Hội chợ việc làm hỗ trợ cho lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS và thực tập sinh tại Nhật Bản theo chương tình IM Japan về nước .

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Nghề giặt ủi thời hiện đại

Nghề giặt ủi thời hiện đại

(GLO)- Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, hiện nay, nghề giặt ủi truyền thống không chỉ gói gọn trong việc giặt hấp đồ dùng, quần áo mà còn mở rộng dịch vụ làm sạch vật dụng, phụ kiện theo nhu cầu của khách hàng.

Chuyển đổi công việc sau tinh giản

Chuyển đổi công việc sau tinh giản

Theo Bộ Nội vụ, quy mô công chức, viên chức dự kiến giảm 20%, tương đương 100.528 người (không tính viên chức y tế và giáo dục). Chủ trương tinh giản biên chế nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy nhà nước là đúng đắn. 

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

(GLO)- Định hướng một số nhiệm vụ về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện sắp xếp, Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế.

Đề xuất bỏ quy định về ngạch công chức

Đề xuất bỏ quy định về ngạch công chức

Bộ Nội vụ đề xuất bỏ quy định về ngạch công chức tại Luật Cán bộ công chức hiện hành gồm: Ngạch công chức và bổ nhiệm vào ngạch công chức; chuyển ngạch công chức; nâng ngạch công chức; tổ chức thi nâng ngạch công chức; các nội dung liên quan đến ngạch công chức.