Hai "hạt giống đỏ" của dòng nhạc Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sở hữu chất giọng lạ, cô gái Ksor Nhíu (nghệ danh Y Như) và chàng trai Y Yung-sinh viên Trường Cao đẳng Gia Lai khá đắt show diễn. 2 giọng ca sinh viên này được đánh giá là những “hạt giống đỏ” của dòng nhạc Tây Nguyên và sân chơi nghệ thuật chuyên nghiệp.
Ksor Nhíu sinh ra ở làng Brong, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh. Còn quê hương Y Yung là làng A Dơk Kông, xã A Dơk, huyện Đak Đoa. Y Yung là sinh viên năm 2, sau Ksor Nhíu 1 khóa nhưng cả 2 có điểm chung là đều sinh năm 1995 và đều được phát hiện từ những sân chơi nghệ thuật quần chúng. 
Ksor Nhíu được Nghệ sĩ Ưu tú Ali Việt phát hiện và giới thiệu vào học tập tại Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật tỉnh (nay là Trường Cao đẳng Gia Lai). Còn Y Yung “lọt mắt xanh” của nhạc sĩ Phi Ưng và cũng được động viên vào ngôi trường này để được đào tạo bài bản nhằm phát huy tối đa tố chất vốn có.
Nghệ sĩ Ưu tú Ali Việt cho biết: “Cả 2 đều có chất giọng lạ. Ksor Nhíu sở hữu giọng nữ trung, hơi khàn nhưng rất khỏe, hát nốt cao hay thấp đều rất rõ và đẹp. Đây là giọng nữ khá hiếm cho dòng nhạc Tây Nguyên. Còn Y Yung có chất giọng nam trung trầm, cũng là chất giọng đặc biệt. Y Yung thể hiện được nhiều dòng nhạc và ở dòng nhạc nào cũng khoe được vẻ đẹp của chất giọng, nhất là những bài hát có tiết tấu mạnh”.
Ksor Nhíu hiện là sinh viên năm 3 Trường Cao đẳng Gia Lai và rất đắt show diễn. Ảnh: Nguyên Bình
Ksor Nhíu (bìa trái) hiện là sinh viên năm 3 Trường Cao đẳng Gia Lai và rất đắt show diễn. (Ảnh NVCC)
Trước khi trở thành sinh viên, Ksor Nhíu đã khá quen thuộc ở các sân chơi âm nhạc quần chúng. Giọng hát bốc lửa, có chất rock và phong cách không trộn lẫn của Nhíu đã chinh phục đông đảo khán giả. Dù còn là sinh viên nhưng Nhíu rất đắt show diễn sự kiện, tiệc sinh nhật hay tại các nhà hàng ẩm thực Tây Nguyên, các phòng trà. Thỉnh thoảng, Nhíu còn tham gia biểu diễn cùng nhóm nhạc đường phố ở Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) để phục vụ công chúng yêu nhạc.
Nhíu cho biết, dù thể hiện đa dạng thể loại nhưng cô đặc biệt yêu thích các ca khúc về Tây Nguyên. “Âm nhạc Tây Nguyên đã được định hình trong dòng chảy âm nhạc Việt Nam, có màu sắc riêng. Không cần nhìn ca sĩ trình diễn, chỉ cần nhắm mắt lắng nghe giai điệu, lời ca cũng nhìn thấy sự hùng vĩ, mênh mông của cao nguyên đại ngàn lẫn cái trữ tình, sâu lắng của một vùng đất. Âm nhạc Tây Nguyên dù có nội dung vui hay buồn thì âm hưởng chung là luôn mang đến cho mọi người niềm đam mê cuộc sống. Tôi muốn thông qua giọng hát để truyền năng lượng tích cực ấy tới mọi người”-Nhíu chia sẻ.
Sở hữu chất giọng đặc biệt, lại đam mê ca hát từ nhỏ nhưng với cô gái Jrai này, được vào trường đào tạo chính quy là bước ngoặt giúp cô trau dồi chất giọng, có kiến thức vững vàng về âm nhạc để trưởng thành, cống hiến nhiều hơn. Trước mỗi bài hát mang lên sân khấu, cô không chỉ thuộc lời, thuộc nhạc mà cố gắng thâm nhập tận cùng cảm xúc của ca khúc. Vì vậy, đứng trên bất cứ sân khấu nào, dù lớn hay nhỏ, dù nhiều hay ít khán giả, Nhíu luôn hát bằng tất cả đam mê, bằng tình cảm chân thành.
Khác với Nhíu, Y Yung đến với sân khấu khá muộn nhưng bắt nhịp rất nhanh. Y Yung chính là em trai của ca sĩ A Mưr-thành viên của nhóm nhạc Bazan lừng lẫy một thời. Sự ra đi đột ngột của A Mưr đã khiến không ít người tiếc nuối bởi anh là giọng hát “đinh” làm nên linh hồn nhóm nhạc. A Mưr có giọng hát máu lửa, đồng thời là một tay guitar bass điêu luyện. Khi hát nhạc Tây Nguyên, rock hay nhạc ngoại, anh đều làm khán-thính giả đứng ngồi không yên, phải “phiêu” cùng anh. Người ta bắt gặp bóng dáng, giọng hát cùng tay đàn điêu luyện, chuyên nghiệp ấy ở người em trai Y Yung.
Chàng trai Bahnar chia sẻ: “Mặc dù đam mê ca hát từ nhỏ nhưng tôi không có ý định đi theo con đường âm nhạc chuyên nghiệp. Hơn nữa, bố mẹ cũng không ủng hộ vì cho rằng lao động nghệ thuật nghiêm túc là một quá trình rất nhọc nhằn, đòi hỏi người nghệ sĩ phải rất nỗ lực học hỏi, thậm chí hy sinh. Nhưng sự ra đi đột ngột của anh A Mưr cách đây 2 năm là một mất mát lớn đối với gia đình và người yêu nhạc nên sau khi được nhạc sĩ Phi Ưng động viên, tôi đã quyết định theo con đường mà anh trai mình từng chọn”.
Y Yung hiện là sinh viên năm 2 Khoa Nghệ thuật (Trường Cao đẳng Gia Lai). Ảnh: Nguyên Bình
Y Yung hiện là sinh viên năm 2 Khoa Nghệ thuật (Trường Cao đẳng Gia Lai). (Ảnh NVCC)
Phần nào chịu ảnh hưởng phong cách của người anh nổi tiếng nhưng Y Yung cũng ghi dấu ấn riêng bởi chất giọng cuốn hút và lợi thế ngoại hình. Đó là lý do hiếm có sinh viên nào đắt show như anh. Y Yung khiêm tốn cho hay: “Đó là cái duyên với sân khấu chứ chưa hẳn bởi tài năng. Tôi biết mình có chút khả năng ca hát nhưng còn phải trau dồi nhiều lắm”.
Nghệ sĩ Ưu tú Ali Việt rất trân trọng khi nói về học trò: “Giọng ca Y Yung nồng cháy không chỉ với dòng nhạc Tây Nguyên mà còn với nhiều dòng nhạc khác. Đó là giọng ca rất đẹp, rất hiếm. Nếu chịu khó trau dồi thì em sẽ sớm thành công và khẳng định tên tuổi ở những sân chơi chuyên nghiệp”.
NGUYÊN BÌNH

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.