Hai anh em mê... tượng gỗ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Sinh ra và lớn lên ở làng Chuét 2 (phường Thắng Lợi, TP. Pleiku), 2 anh em Ksor Khoa (24 tuổi) và Ksor Trọng (22 tuổi) đều đam mê và dành tâm huyết theo đuổi nghệ thuật tạc tượng gỗ dân gian.
Hoàn cảnh gia đình khó khăn nên Khoa học hết lớp 9 phải nghỉ ở nhà phụ giúp cha mẹ làm nông. Sau đó, Khoa trúng tuyển và tham gia nghĩa vụ quân sự tại Trung đoàn 24 (Sư đoàn 10, Quân đoàn 3). Năm 2014, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh trở về địa phương và được tín nhiệm bầu làm Chi hội trưởng chi hội Cựu chiến binh làng Chuét 2. “Trở về làng, mình có nhiều thời gian để tìm hiểu và theo học nghề tạc tượng dân gian vốn yêu thích từ lâu”-Khoa tâm sự.
 Ksor Khoa đang trình diễn tạc tượng tại Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên tại Gia Lai năm 2018. Ảnh: Hải Lê
Ksor Khoa đang trình diễn tạc tượng tại Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên tại Gia Lai năm 2018. Ảnh: Hải Lê
Khi mới bước vào học tạc tượng gỗ dân gian Jrai, Khoa quan sát nhiều bức tượng khác nhau, từ đó đúc rút ra những nguyên tắc cơ bản của nghệ thuật tạo hình tượng gỗ. Anh cũng tìm đến những người tạc tượng giỏi để học hỏi thêm. Nhờ đam mê và có năng khiếu, Khoa tiếp thu rất nhanh. Chỉ sau một thời gian ngắn luyện rèn, các bức tượng do Khoa tạc mỗi ngày một lên tay. Ông Ksor Đức-cậu họ của Khoa-nhận ra nét tài hoa của người cháu và động viên Khoa theo đuổi. Cũng nhờ sự giúp đỡ của cậu, Khoa đã may mắn nhận được đơn đặt hàng tạc tượng cho Bảo tàng Tượng gỗ tại Khu Du lịch làng Cù Lần (xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng). “Khi có đơn đặt hàng, mình thực sự rất bất ngờ vì chẳng những được thỏa đam mê mà còn có thể dựa vào nghề học được để kiếm sống”-Khoa vui vẻ chia sẻ.
 
Anh Đặng Văn Trưởng-cán bộ Văn hóa-Xã hội phường Thắng Lợi: “Khoa và Trọng là những nhân tố tích cực góp phần gìn giữ các giá trị văn hóa của cộng đồng. Chúng tôi sẽ tạo điều kiện cho các em phát triển năng lực cũng như khuyến khích nhân rộng để góp phần xây dựng một thế hệ kế thừa, nối tiếp việc gìn giữ tinh hoa của văn hóa truyền thống ngay tại địa phương”.

Cũng như anh trai, người em là Ksor Trọng cũng sớm đam mê môn nghệ thuật tạo hình truyền thống của dân tộc. Trọng nắm bắt kỹ thuật tạc tượng gỗ khá nhanh, đường nét biểu cảm không kém. Hơn 3 năm kể từ khi chính thức bắt tay tạc tượng, Khoa và Trọng đã cùng nhau tạo nên hàng trăm bức tượng gỗ lớn nhỏ. Tại Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên 2018, Khoa và Trọng được lựa chọn là đại diện cho TP. Pleiku tham gia trình diễn tạc tượng. Các bức tượng của 2 anh em đều được đánh giá cao về tính thẩm mỹ. “Đứng trước một khúc gỗ, người tạc tượng sẽ suy nghĩ, mường tượng và hình thành ý đồ phù hợp để thực hiện. Tạc tượng gỗ dân gian khó nhất là tạo nét biểu cảm cho khuôn mặt nhân vật, đặc biệt là đôi mắt. Khi quan sát, chiêm ngưỡng một bức tượng gỗ thì chính biểu cảm khuôn mặt và dáng vẻ tượng sẽ thể hiện cho ta thấy điều mà người tạc tượng muốn lột tả”-Khoa tâm sự.
Chàng trai 26 tuổi này cũng chia sẻ: Mong muốn gìn giữ nghệ thuật tạc tượng gỗ dân gian của dân tộc mình chính là điều thôi thúc anh theo đuổi đam mê. Bởi những người biết tạc tượng giỏi trong làng hầu hết đã già, trong khi thanh niên không mấy ai để tâm tới. Nói về dự định tương lai, Khoa không ngại ngần chia sẻ: “Mình còn trẻ nên còn phải học hỏi rất nhiều mới có thể làm tốt, làm giỏi. May mắn là bố mẹ đều ủng hộ, địa phương cũng quan tâm, động viên. Đặc biệt, có 2 anh em cùng song hành, hỗ trợ nhau thì sẽ tiến bộ nhanh hơn”.
Đánh giá về khả năng tạc tượng của 2 anh em Khoa và Trọng, ông Dăk-già làng Chuét 2-trìu mến nói: “Thấy 2 anh em nó còn trẻ mà đam mê theo đuổi nghệ thuật tạc tượng gỗ dân gian truyền thống, dân làng mừng lắm. Mình động viên 2 đứa nhiều, rằng hành trình còn nhiều khó khăn, không ai giỏi ngay được mà phải rèn luyện nhiều mới làm tốt. Có những người như Khoa, Trọng thì nghệ thuật truyền thống của cha ông mới được duy trì, gìn giữ và phát huy”.
 Hải Lê

Có thể bạn quan tâm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.

Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Trước nay, các nhà nghiên cứu đều cho rằng mỹ thuật Đông Sơn bị trống vắng yếu tố thực vật. Thế nhưng với sự phát hiện hoa văn vòng tròn hay vòng tròn đồng tâm có chấm giữa là hoa cúc được cách điệu, đã cho thấy yếu tố thực vật chưa bao giờ vắng bóng trong trang trí ở trống đồng.
Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Khung tre được uốn nắn tỉ mỉ, bọc bên ngoài là tấm giấy đầy màu sắc rực rỡ, nghệ nhân Trần Thanh Tùng (80 tuổi, thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) làm thành những chiếc lồng đèn trung thu truyền thống.