Gương mặt thơ: Đoàn Văn Mật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhà thơ Đoàn Văn Mật quê Nam Định, hiện đang sinh sống ở Hà Nội, là Trưởng ban thơ Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Có cảm tưởng anh sinh ra để làm thơ.
 
Đọc chùm thơ anh gửi, tôi ngồi thừ ra, ám ảnh, rất ám ảnh, dẫu thơ anh nhẹ nhàng như tính cách của anh ngoài đời. “Ở rất xa mùa xuân/những bông cúc ngời lên như nắng/như khăn áo một người chộn rộn/vừa bước đi vừa ngẫm ngợi gì” thì cúc ở đây nó không còn là cúc, nó là người. Lại nữa: “cây thu mình ngắn lại/sợ mùa đông cồng kềnh”. Có ở xứ Bắc, trải qua những mùa đông nhiều khi giờ chỉ còn kỷ niệm, ngắm người áo bông áo khoác, mới thấy cái sự cồng kềnh bởi mùa đông nó như thế nào, nhưng gán cái sợ cồng kềnh ấy cho cây thì tài quá.
Là một giọng thơ chững chạc cất lên trong dàn thơ Việt hiện nay, thơ anh khiến ta khi đọc luôn phải suy nghĩ, luôn phải liên tưởng và nhiều lắm những xốn xang. Sự xốn xang của những con chữ dư ba đầy khắc khoải nhưng cũng đầy trách nhiệm. Mới xuất bản 3 tập thơ trong khi anh làm rất nhiều thơ, chứng tỏ sự cẩn trọng của anh khi làm tập.
Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.
Hoàng cúc
Minh họa: H.T
Minh họa: H.T
Ở rất xa mùa xuân
những bông cúc ngời lên như nắng
như khăn áo một người chộn rộn
vừa bước đi vừa ngẫm ngợi gì.
Trên cánh đồng, hoa mùa lập thể
bông cúc vàng dầu ở rất xa
ta vẫn thấy chúng gần gụi nhất
như áo em phía ngày cũ trôi về.
Trôi về cả khoảng trời náo nức
đang bừng lên trên sắc hoa vàng
khi ta nhớ mùa đông nào xa lắc
khuôn mặt em buông xuống dịu dàng.
Khi rất gần mùa xuân
những bông cúc lại ngời lên xa vắng.
Cuối đông
Minh họa: H.T
Minh họa: H.T
Đường xa thương nắng cũ
gió qua chiều tóc xanh
cây thu mình ngắn lại
sợ mùa đông cồng kềnh.
Những đào he hé nụ
đã khoác màu cô dâu
sợ hoa xoan lầm ngõ
mây về tím chân cầu.
Người đi như tuổi trẻ
im lặng cũng theo đi
chợt bóng câu cửa sổ
nhắn với tôi điều gì.
Tôi ngồi ở trong phòng
nghe ngoài xa gió gọi
mưa dắt nhau vào xuân
gửi tình cho lá mới.
Những đám mây cuối trời
Minh họa: H.T
Minh họa: H.T
Đã dạt về cuối trời
vẫn đổ bóng sang vòm trời khác
những đám mây kia ơi
bay nhẹ thế làm ta kinh ngạc.
Bay như chưa biết mình từ nước
chưa từng hóa cơn mưa
chưa từng có phút giây cuồng nộ
vô ưu bay, chẳng để ai ngờ…
Những đám mây kia ơi
chân trời ấy làm sao chứa được.
Đã có lúc ghì mình sát đất
rồi bay theo mộng mị kiếp người
nhòa tất thảy vào đời sống khác
lại làm mây di tán lưng trời.
Bay nhẹ thế, làm sao ta hiểu nổi
mi từng mang gương mặt con người. 

Có thể bạn quan tâm

Du hành với “Pleiku xưa và nay”

Du hành với “Pleiku xưa và nay”

(GLO)- Phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) hơn nửa thế kỷ trước có gì thú vị? Triển lãm ảnh “Ký ức Pleiku” diễn ra tại Bảo tàng tỉnh từ ngày 24-1 đến 21-2 đưa người xem bước vào chuyến du hành trở về Pleiku xưa, thêm cơ sở so sánh với sự phát triển không ngừng của đô thị trung tâm khu vực Bắc Tây Nguyên.

Cỏ xanh về phía cũ

Cỏ xanh về phía cũ

(GLO)- Bài thơ “Cỏ xanh về phía cũ” của Vân Phi như một bức tranh ký ức trầm lắng về mái ấm gia đình, nơi thời gian dường như lặng lẽ quay trở lại qua những hình ảnh quen thuộc, giản dị thấm đượm tình cảm và ký ức sâu sắc khiến người ta thổn thức.

Người gùi hơ’mon về đâu

Người gùi hơ’mon về đâu

(GLO)- Bài thơ Người gùi hơ’mon về đâu của Vân Phi mở ra không gian đẫm hơi men rượu cần, tiếng hát lẫn trong gió khuya và những ký ức chảy trôi theo thời gian, mơ hồ giữa hiện thực và quá khứ. Tất cả như gợi lên sự tiếc nuối, khắc khoải về một giá trị của truyền thống đang dần phai nhạt.

Nhịp xoang

Nhịp xoang

(GLO)- Bài thơ "Nhịp xoang" của Nguyễn Đình Phê mang đậm hơi thở văn hóa Tây Nguyên, tái hiện không khí lễ hội cồng chiêng rộn ràng, nơi con người hòa cùng thiên nhiên và thần linh. Bài thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp văn hóa mà còn truyền tải tinh thần đoàn kết, gắn bó bền chặt.

Thơ Sơn Trần: Lời hẹn

Thơ Sơn Trần: Lời hẹn

(GLO)- Bài thơ "Lời hẹn" của Sơn Trần không chỉ mô tả vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn là những hẹn ước, kỳ vọng về sự trở về, đoàn tụ, gắn kết. Hình ảnh trong thơ vừa thực tế, vừa thi vị, mang đến cho người đọc cảm nhận ấm áp về tình yêu quê hương, về sự đổi thay tươi đẹp của đất trời vào xuân.

Thơ Vân Phi: Xuân dậy thì

Thơ Vân Phi: Xuân dậy thì

(GLO)- "Xuân dậy thì" của tác giả Vân Phi mang đến những xúc cảm thanh tân về mùa xuân và tình yêu, đưa chúng ta vào không gian tràn đầy sức sống của một buổi sáng quê hương. Mùa xuân được nhen lên trên từng chồi non lộc biếc, và mùa xuân cũng bắt đầu khi tình yêu có những hồi đáp ngọt ngào...

Nụ cười Tây Nguyên

Nụ cười Tây Nguyên

(GLO)- Đi tìm nụ cười Tây Nguyên chính là tìm đến cái đẹp nguyên sơ. Nó ẩn sâu trong đôi mắt, nó hé nhìn qua đôi tay trong vũ điệu, nó giấu mình sau chiếc gùi đầy ắp lúa, bắp và nó cũng chân tình, e ấp khi nói lời thương. Nụ cười ấy hồn hậu, sâu lắng và tự nhiên như núi rừng, sông suối.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

(GLO)- Bài thơ "Khảo cổ An Khê" như một cách "phượt" về quá khứ, về những dấu tích cổ xưa của Nguyễn Thanh Mừng. Để rồi, ở đó, tác giả lại tự "khảo cổ chính mình", khát khao tìm lại những giá trị thuần khiết, giản dị của con người và văn hóa dân tộc.

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

(GLO)- Bài thơ “Đừng buồn nhé, em!” của Nguyễn Đức Nam phản ánh một thông điệp sâu sắc về thời gian, sự thay đổi và sự chấp nhận trong cuộc sống. Tác giả dùng hình ảnh dòng sông để minh họa cho những chu kỳ trong đời người và những thăng trầm mà mỗi người phải trải qua.

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

(GLO)- Mùa xuân không chỉ đơn thuần là thời gian mà còn là biểu tượng của sự tái sinh, của tình yêu thương, sự đoàn tụ và những ước nguyện hạnh phúc. Đó cũng chính là thông điệp mà tác giả Lê Vi Thủy gửi gắm đầy nhẹ nhàng, tinh tế trong bài thơ "Mùa em". Mời các bạn cùng đọc.

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

(GLO)- Bài thơ "Gọi xuân" của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng mang đậm không khí của mùa đông, song cũng là lời mời gọi, khắc khoải của mùa xuân. Từng câu thơ như một niềm khát khao về sự thay đổi, hồi sinh và tươi mới...

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

(GLO)- Mùa xuân vừa đến, cho ta cái cớ để nhìn lại chặng đường dài mình đã đi qua. Thêm một tuổi là thêm nhiều những hạnh ngộ và chia ly, nguyện ước và mong chờ. Nhưng chừng nào còn tha thiết với đời là ta còn “tuổi ngọc”. Bài thơ của tác giả Lữ Hồng dưới đây như thay lời muốn nói...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

(GLO)- Bài thơ "Quê ngoại" của Nguyễn Ngọc Hạnh không chỉ là lời tỏ bày tình cảm quê hương mà còn là một thông điệp sâu sắc về sự gắn bó với cội nguồn. Quê hương dù có xa hay gần, luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người, là điểm tựa để chúng ta tìm về trong những lúc lạc lõng nhất.

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

(GLO)- "Hoa vô thường" của Lê Từ Hiển mang đậm dấu ấn của sự chiêm nghiệm về cuộc đời, sự vô thường của thời gian qua những biến chuyển của thiên nhiên. Mỗi câu thơ như một khoảnh khắc dịu dàng, mà ở đó, tác giả lặng lẽ nhìn nhận và đón nhận mọi biến động của đời sống...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

(GLO)- Với "Giếng xưa", tác giả Nguyễn Ngọc Hạnh đã khắc họa bức tranh đầy khắc khoải, suy tư về cuộc đời. Khi thời gian lặng lẽ trôi qua, mỗi hình ảnh đều như một lời tâm sự rất riêng tư nhưng cũng thật gần gũi và đầy cảm xúc.

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

(GLO)- Nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, con người phố núi Pleiku, UBND thành phố phối hợp với Báo Gia Lai tổ chức Cuộc thi viết về chủ đề “Pleiku-Khát vọng vươn lên” năm 2025 trên các ấn phẩm của Báo Gia Lai. Ban tổ chức bắt đầu nhận bài từ ngày 20-1.