Gương mặt thơ: Đào An Duyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đào An Duyên là một cái tên quen thuộc của bạn đọc báo Gia Lai ở cả 2 mảng thơ và tản văn. Thơ chị giàu liên tưởng và tính biểu cảm khá cao. Hướng nhiều về nội tâm nhưng không có nghĩa là co mình vào cái cá nhân đơn lẻ. Chị mở biên độ thơ bằng những quan sát và chiêm nghiệm khá tinh tế rồi thả vào đấy những nồng nàn của cảm xúc, vừa nồng ấm và cũng tỉnh táo tiết chế.

 

Là giáo viên dạy văn, lại là thạc sĩ văn chương, chị có điều kiện để trau dồi ngôn ngữ. Vì thế, thơ chị khá dụng công về chữ và hình ảnh. Nghĩ cho cùng, làm thơ là cuộc “vật nhau” với con chữ để thể hiện ý tưởng và cảm xúc của mình. Chị vẫn đang “vật nhau” hàng ngày như thế, cho cả thơ và tản văn. Chị là hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, đã xuất bản 4 tập sách và đã được trao giải thưởng về văn học của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.



TÁI SINH

Thăm thẳm chiều
Lặng phắc những pho tượng
Mặt cười
Mặt khóc
Mặt trầm ngâm
Không có gương mặt nào đắc thắng.

Bung biêng chiêng
Những âm thanh gửi người thế giới bên kia
Nhịp vang
Nhịp trầm
Không có nhịp nào ẩn ức.

Chiều đi về phía đêm
Nước mắt tượng không biết dành cho cõi người hay
                                                                                cõi atâu
Chỉ còn những linh hồn an nhiên
Chờ tái sinh vào những kiếp không toan tính…

Tôi ngước nhìn những pho tượng lặng im bên nhà mồ
Chiều thanh thản trôi vào đêm
Tái sinh tôi
Trôi vào kiếp người không toan tính.


 


TRÊN TẦNG SÂU Ý NGHĨ

Ban mai thơm tách cà phê buổi sớm
Thành phố mưa rơi trên những ăn năn
Nếu ngày nào đó chúng ta đi vắng khỏi nỗi buồn
Có lẽ em không còn yêu anh như ngày xưa nữa.

Từng có những khoảng chênh vênh
Mưa trên tháng ngày mình chập chững tập hiểu về hạnh phúc
Khi em không còn là mình
Anh có tiếc những ngày đã từng tha thiết.

Bao nhiêu thời gian để quen với buổi sớm mai
Góc phố biếng lười
Em và cà phê đen khuất vào tiếng mưa ướt lạnh
Mưa ngày một thêm buồn.

Trên tầng sâu ý nghĩ
Em vẫn thiết tha giữ lại những xanh tươi
Trước giới hạn của những lần chúng ta sắp vượt khỏi mình
Em sẽ tha thứ cho những lỗi lầm anh cố ý hay vô tình mắc phải.

Về đi anh
Về khi cây xanh phố
Bầy rêu mở mắt trên bậc thềm in dấu chân em
Thành phố mưa vẫn rơi trên những nỗi niềm
Đa đoan phận mình
Em sẽ lại yêu anh trên những tầng sâu ý nghĩ...

 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.