Câu hỏi đó có lẽ sẽ được đặt ra trong đầu nhiều du khách khi một lần được đặt chân tới ngôi làng cổ xinh đẹp Giverny, nơi có khu vườn nổi tiếng của đại danh họa trường phái ấn tượng Claude Monet.
Làng Giverny nằm trên dốc thoải của một ngọn đồi, nhìn xuống phía tây là những cánh đồng mênh mông trải dài ra tận bờ sông Seine, nơi dòng nước chỉ còn xuôi chảy về phía đông nam thêm 72 km nữa là đến thủ đô Paris của nước Pháp.
Điểm nhấn chính của Giverny đương nhiên là ngôi nhà và khu vườn của Monet, nơi ông dành trọn 30 năm cuối cuộc đời để cho ra đời hơn 300 tác phẩm hội họa nổi tiếng, đặc biệt là những bức tranh về hoa súng. Thế nên khi bước vào khu vườn này, với những ai từng say mê tranh của Monet, sẽ có cảm giác như đang bước vào một thế giới thật đầy sắc màu của những kiệt tác.
Khu vườn của Monet được xem là một trong những ngôi làng đẹp nhất thế giới gồm khu vườn Le Clos Normand với ngôi nhà của gia đình Monet và vườn ao Nhật Bản. Le Clos Normand rộng khoảng 1 ha với vô số loài hoa khác màu được trồng xen kẽ đến rối mắt. Tuy nhiên, khi nhìn ra khu vườn từ bất kỳ khung cửa sổ nào của ngôi nhà thì người xem mới hiểu hết dụng ý "rối mắt" của vị chủ nhân vốn là một họa sĩ sáng lập nên trường phái ấn tượng chú trọng sự pha trộn không hạn chế giữa các màu với nhau. Đồng thời nó cũng là cách chủ nhân muốn bao bọc tầm mắt của khách tham quan bằng hoa từ mọi góc nhìn khi bước chân trên lối đi nhỏ len lỏi trong vườn.
Từ Le Clos Normand đi xuyên qua một đường hầm nhỏ (được ban quản lý xây dựng thêm sau này) du khách sẽ ngỡ mình vừa mới bước qua cánh cửa thần kỳ để đến với xứ sở Mặt Trời Mọc. Khu vườn ao Nhật Bản hiện ra như một không gian thiền đúng nghĩa với ao súng, cầu gỗ, bờ tre, những hàng liễu rủ in đóng đáy hồ... Cũng thật dễ hiểu lý do tại sao chỉ với mỗi vườn ao kia thôi mà tên tuổi của Monet cũng được gắn với chủ đề hoa súng.
Tuy vậy, Giverny không chỉ có 2 khu vườn Monet. Hai khu vườn ấy thật ra chỉ là hai trong vô số những khu vườn đẹp ở đây. Tất cả cùng làm nên một điểm du lịch vô cùng lịch lãm và giàu tính nghệ thuật.
(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.
(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.
(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) vừa tổ chức bàn giao Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui và các nhiệm vụ bảo tồn văn hóa phi vật thể, các phát hiện văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện.
Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.
Lễ kỷ niệm 100 năm báo chí cách mạng Việt Nam, tôn vinh hành trình, sứ mệnh và những thành tựu của nền báo chí vì độc lập, tự do và hạnh phúc nhân dân.
(GLO)- Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng, những năm gần đây, Báo Gia Lai đã chủ động đổi mới và linh hoạt thích ứng với xu thế truyền thông hiện đại. Ghi nhận từ thực tế, nhiều độc giả bày tỏ sự hài lòng, tin tưởng trước những chuyển biến tích cực của báo chí tỉnh nhà.
(GLO)- Ngót nghét 15 năm công tác tại Báo Gia Lai, tôi đã tác nghiệp trên mọi địa hình, thời tiết nhưng những chuyến đi thực tế ở núi rừng để lại nhiều kỷ niệm sâu sắc nhất.
Hội Báo toàn quốc là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa chính trị sâu sắc, đồng thời, là ngày hội văn hóa–nghề nghiệp của những người làm báo và công chúng báo chí cả nước.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn gửi gắm mong muốn các nhà báo, những chủ nhân tương lai của nền báo chí nước nhà, luôn giữ vững "Tâm trong, Trí sáng, Bút sắc" - những phẩm chất cốt lõi của người làm báo cách mạng.
(GLO)- Với đội ngũ phóng viên ở cơ sở-những người đang công tác tại các trung tâm văn hóa-thông tin và thể thao (VH-TT-TT), việc vừa khai thác thông tin, chụp ảnh, quay phim, viết tin bài, dựng hình, đọc phát thanh... là chuyện thường ngày.
Thông tin liên lạc xưa và nay - Bộ tem như tái hiện quá trình phát triển của ngành viễn thông và báo chí, đưa chúng ta quay trở về những ký ức từ thưở sơ khai với con tem đầu tiên dán trên bức thư tay gói giấy cho đến các hình thức liên lạc, các loại hình báo chí hiện đại như ngày nay.
(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị “Gặp mặt, biểu dương người làm báo tiêu biểu” và trao Giải Báo chí tỉnh Gia Lai lần thứ XIV diễn ra vào chiều 17-6 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).
(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.
Bức thư tiếng Nga do nhà báo Nguyễn Ái Quốc đăng trên Tạp chí Người Cộng sản gần 100 năm trước là tư liệu quý về phong cách làm báo chuyên nghiệp, khoa học, đầy trách nhiệm của một nhà báo cách mạng.
Báo chí chính thống đang ngày càng khẳng định vai trò là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam và bạn bè quốc tế, góp phần làm rõ tiếng nói của đất nước, lan tỏa giá trị quốc gia.
(GLO)- Ngày 12-6, Chính phủ ban hành Nghị định số 138/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch (VH, TT và DL). Trong đó, phân quyền cho UBND cấp tỉnh trong lĩnh vực báo chí, xuất bản.
Chiều 11-6, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (VAPA) đã phát đi thông báo chính thức về việc một cuộc thi có dấu hiệu mạo danh tên hội nhằm quảng bá sai sự thật.
(GLO)- Bên cạnh lực lượng phóng viên thì nguồn cộng tác viên tích cực là nhân tố không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng và góp phần làm nên diện mạo của Báo Gia Lai hiện nay.
(GLO)- Phát thanh viên là người góp phần làm nên chiều sâu cảm xúc cho khán thính giả. Có những giọng đọc qua năm tháng đã trở thành ký ức trong lòng người nghe. Trong số đó, biên dịch viên, phát thanh viên tiếng Bahnar Siu Thu của Báo Gia Lai được ví là “giọng đọc không tuổi”.
Ý kiến bạn đọc
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu