Giữ chân nhân viên ngành y

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nếu không có biện pháp xử lý hiệu quả tình trạng chảy máu nguồn nhân lực y tế, có thể sẽ gây ra những di chứng nặng nề về nhiều phương diện y tế, kinh tế và xã hội.

Chắc chắn trong lịch sử phát triển của ngành y tế VN, tôi cũng như mọi người, chưa bao giờ chứng kiến làn sóng nghỉ việc của nhân viên y tế trong các đơn vị công lập nhiều như hiện nay.

Theo thông tin hằng ngày trên báo chí và các phương tiện truyền thông khác, có khá nhiều bệnh viện và cơ sở y tế công lập tuyến cơ sở như: trạm y tế, bệnh viện tuyến quận, huyện... ồ ạt chảy máu nguồn nhân lực sau những tháng ngày chảy máu rỉ rả. Hôm nay vài nhân viên nghỉ việc, ngày mai vài người khác, đến khi kiểm tra lại thì đã có cả trăm người khăn gói âm thầm ra đi.

Để giải quyết vấn đề này, các nhà quản lý, lãnh đạo phải hiểu rằng trước đây là chảy máu chất xám đối với những người giỏi và có chọn lọc. Nay thì nặng nề hơn, kể cả người giỏi lẫn bình thường đều ra đi, nên gọi là chảy máu nguồn nhân lực thì chính xác hơn. Điều đó dẫn đến nguy cơ ngành y tế công lập không có nhân lực hoạt động.

Đã có nhiều kế sách để ngăn chặn nạn chảy máu nguồn nhân lực y tế dựa trên sự phàn nàn và sự thật là thu nhập quá thấp. Việc này ai cũng biết, "có thực mới vực được đạo", ông bà xưa đã từng nói. Nhưng lấy cái gì để trả công cho các y, bác sĩ dù biết một đêm trực vất vả và đầy hiểm nguy mà chỉ có 25.000 đồng, mà sau gần 3 tháng mới trả được? Ngân sách chi cho y tế quá nhỏ và èo uột. Tất cả các biện pháp mà chúng ta đề nghị lâu nay như tăng tiền lương, tăng tiền ca trực, tăng tiền mổ, tiền khâu vết thương… là rất thỏa đáng, nhưng tiền đâu?

Chỉ có một cách, theo chúng tôi, những người làm chuyên môn và quản lý khá lâu trong ngành y tế, việc này đòi hỏi sự đồng thuận từ vi mô đến vĩ mô; tức từ Quốc hội đến Chính phủ là điều chỉnh ngân sách cho ngành y tế. Có thể xem xét giảm bớt tỷ lệ ngân sách ở một số ngành đã quá cao, chuyển cho ngành có ngân sách vốn rất thấp nhưng rất cần như y tế, giáo dục... Chỉ cần một phần nhỏ của ngân quỹ nhà nước là có tiền đề phát triển theo kiểu đầu tàu, mũi nhọn chứ không theo kiểu dàn hàng ngang như hiện nay.

Ngoài ra, còn hàng loạt việc phải làm, những "chuyện thường ngày ở huyện" mà chúng ta đã nói từ lâu. Xuyên suốt quá trình đó là lực lượng y tế công lập phải luôn truyền lửa nhiệt tình làm tấm gương cho các đơn vị y tế tư nhân noi theo, và nhất là không phân biệt y tế công - tư dù là trong tư tưởng và hành động hằng ngày.

Có thể bạn quan tâm

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.