Giữ biển đảo vùng Đông Bắc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Là một trong các vùng biển, đảo lớn của cả nước, vùng biển Đông Bắc bộ chiếm phần lớn diện tích vịnh Bắc Bộ với trên 2.300 đảo lớn nhỏ, tập trung ở vùng biển Quảng Ninh và TP.Hải Phòng.
 

“Về quốc phòng, an ninh, vùng biển Đông Bắc bộ có vị trí vô cùng quan trọng đối với cả nước”, thượng tướng Nguyễn Thế Trị (nguyên Giám đốc Học viện Quốc phòng, nguyên Tư lệnh Quân khu 3) khẳng định.

Theo lý giải của thượng tướng Nguyễn Thế Trị, với vùng biển rộng lớn, bờ biển dài, địa hình quanh co, khúc khuỷu; các đảo được phân bố thành nhiều tuyến, nhiều lớp hình cánh cung từ trong bờ biển ra tới ngoài khơi; các vịnh, vũng thông với nhau bằng Cửa Đại, Cửa Tiểu, Cửa Mô... cho phép hình thành tuyến phòng thủ nhiều tầng, nhiều lớp, tạo nên thế bố trí chiến lược trên bờ, dưới nước, thuận lợi cho việc bảo vệ, kiểm soát vịnh Bắc Bộ.

77 năm qua, cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, biến vùng biển đảo Đông Bắc bộ thành một khu vực phát triển sôi động của cả nước, chúng ta còn tăng cường củng cố tiềm lực, khả năng phòng thủ, bảo vệ chủ quyền an ninh trên các vùng biển đảo, sẵn sàng chủ động trong mọi tình huống.

PV Thanh Niên đã dành nhiều thời gian tìm đến các đảo tiền tiêu trên vùng biển Đông Bắc bộ, ghi lại một số khoảnh khắc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng thuộc TP.Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh.


 

Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh quán triệt nhiệm vụ trước khi thực hiện tuần tra kiểm soát, bảo vệ chủ quyền vùng biển đảo. Ảnh: M.T.H
Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh quán triệt nhiệm vụ trước khi thực hiện tuần tra kiểm soát, bảo vệ chủ quyền vùng biển đảo. Ảnh: M.T.H
Tổ công tác Đồn biên phòng Trà Cổ (Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh) thực hiện nghi thức chào mốc giới số 1378, mốc cuối cùng trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, nằm ở cửa sông Bắc Luân (P.Trà Cổ, TX.Móng Cái, Quảng Ninh). Ảnh: M.T.H
Tổ công tác Đồn biên phòng Trà Cổ (Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh) thực hiện nghi thức chào mốc giới số 1378, mốc cuối cùng trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, nằm ở cửa sông Bắc Luân (P.Trà Cổ, TX.Móng Cái, Quảng Ninh). Ảnh: M.T.H
Bộ đội Đồn biên phòng Thanh Lân (Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh) tuần tra tại hòn Núi Nhọn (H.Cô Tô, Quảng Ninh). Ảnh: M.T.H
Bộ đội Đồn biên phòng Thanh Lân (Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh) tuần tra tại hòn Núi Nhọn (H.Cô Tô, Quảng Ninh). Ảnh: M.T.H
Cán bộ, chiến sĩ Trạm kiểm soát biên phòng Hạ Mai (Đồn biên phòng Ngọc Vừng, Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh) theo dõi phát hiện tàu nước ngoài hoạt động trái phép trên vùng biển tiếp giáp khu vực biển Vân Đồn, kịp thời báo cáo và thực hiện nhiệm vụ xua đuổi, bảo vệ chủ quyền. Ảnh: M.T.H
Cán bộ, chiến sĩ Trạm kiểm soát biên phòng Hạ Mai (Đồn biên phòng Ngọc Vừng, Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh) theo dõi phát hiện tàu nước ngoài hoạt động trái phép trên vùng biển tiếp giáp khu vực biển Vân Đồn, kịp thời báo cáo và thực hiện nhiệm vụ xua đuổi, bảo vệ chủ quyền. Ảnh: M.T.H
Hải đăng Bạch Long Vĩ và các trạm radar của Vùng 1 Hải quân và Sư đoàn 363 (Quân chủng Phòng không - Không quân) trên đỉnh cao của đảo Bạch Long Vĩ. Ảnh: Độc Lập
Hải đăng Bạch Long Vĩ và các trạm radar của Vùng 1 Hải quân và Sư đoàn 363 (Quân chủng Phòng không - Không quân) trên đỉnh cao của đảo Bạch Long Vĩ. Ảnh: Độc Lập
Xuồng CQ của Đồn biên phòng Cát Bà (Bộ đội Biên phòng Hải Phòng) kiểm tra phương tiện nghi vấn trên vùng biển được giao phụ trách. Ảnh: Độc Lập
Xuồng CQ của Đồn biên phòng Cát Bà (Bộ đội Biên phòng Hải Phòng) kiểm tra phương tiện nghi vấn trên vùng biển được giao phụ trách. Ảnh: Độc Lập
Tổ công tác của Đồn biên phòng Ngọc Vừng (Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh) làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát tại các đảo trong địa bàn phụ trách. Ảnh: M.T.H
Tổ công tác của Đồn biên phòng Ngọc Vừng (Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh) làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát tại các đảo trong địa bàn phụ trách. Ảnh: M.T.H
Xuồng cao tốc của Bộ đội Biên phòng Hải Phòng tuần tra kiểm soát trên vùng biển đảo thuộc quần đảo Long Châu. Ảnh: M.T.H
Xuồng cao tốc của Bộ đội Biên phòng Hải Phòng tuần tra kiểm soát trên vùng biển đảo thuộc quần đảo Long Châu. Ảnh: M.T.H
 Bộ đội đài quan sát Long Châu (Đồn biên phòng Cát Bà, Bộ đội Biên phòng Hải Phòng) quan sát, phát hiện các mục tiêu trên vùng biển. Ảnh: M.T.H
Bộ đội đài quan sát Long Châu (Đồn biên phòng Cát Bà, Bộ đội Biên phòng Hải Phòng) quan sát, phát hiện các mục tiêu trên vùng biển. Ảnh: M.T.H


 Theo Mai Thanh Hải-Nguyễn Độc Lập (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm

Nghề của niềm đam mê

Nghề của niềm đam mê

Ở xã Nghĩa Hiệp (Tư Nghĩa), nhiều người biết anh Mai Ngọc Trương Vinh (35 tuổi), bởi anh nổi tiếng với nghề đúc chậu hoa, cây cảnh, có hoa văn, họa tiết độc đáo.

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.