Giới thiệu loạt tác phẩm mới về đề tài Xuân Mậu Thân 1968

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 1-3, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Nhà xuất bản văn hóa-văn nghệ và Hội Nhà văn thành phố tổ chức ra mắt loạt sách về Xuân Mậu Thân 1968.

 
Đại diện Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật thành phố và Nhà xuất bản Văn hóa nghệ thuật tặng hoa cho các tác giả. (Ảnh: Gia Thuận/TTXVN)
Đại diện Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật thành phố và Nhà xuất bản Văn hóa nghệ thuật tặng hoa cho các tác giả. (Ảnh: Gia Thuận/TTXVN)



Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVI tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh trong hai ngày 1 và 2/3.

Phát biểu tại buổi ra mắt, nhạc sỹ Trần Long Ẩn - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết ngay từ đầu năm 2017, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật thành phố đã phát động trong toàn khối văn nghệ hưởng ứng sáng tác, biểu diễn, quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật về đề tài Xuân Mậu Thân 1968; đồng thời, tổ chức trại sáng tác chủ đề “Vang mãi bản hùng ca Xuân Mậu Thân 1968".

30 tác giả của các chuyên ngành đã tham gia trại sáng tác. Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật thành phố đã nhận được nhiều tác phẩm mới, chất lượng tốt ở nhiều thể loại văn học, sân khấu, điện ảnh, mỹ thuật, âm nhạc, múa...

Các tác phẩm được giới thiệu đến công chúng dịp này của 4 tác giả là Phạm Sỹ Sáu với tác phẩm “Pháo dậy phố Xuân,” Trầm Hương với “Chuyện năm 1968," Ngô Bá Chính với “Biệt động Sài Gòn trong Tết Mậu Thân 1968” và Lê Thiếu Nhơn với “Chữ nghĩa bay lên bát ngát mùa Xuân." Đây là các tác phẩm được Liên hiệp đầu tư từ khâu sáng tác, tổ chức bản thảo cũng như phối hợp với Nhà xuất bản văn hóa-văn nghệ thành phố phát hành.

Kịch bản sân khấu “Châu về hợp phố” của tác giả Trần Văn Hưng cũng được Liên hiệp đầu tư cho Sân khấu kịch Hồng Vân dàn dựng biểu diễn phục vụ công chúng, được dư luận đánh giá nội dung tốt.

Kịch bản này cùng 3 kịch bản sân khấu khác đã được Nhà xuất bản văn hóa-văn nghệ thành phố in chung trong một cuốn sách để ra mắt công chúng.


 

Tác phẩm 'Chuyện năm 1968' của nhà văn Trầm Hương được giới phê bình đánh giá cao và đã bán hết 2.000 bản. (Ảnh: Gia Thuận/TTXVN)
Tác phẩm 'Chuyện năm 1968' của nhà văn Trầm Hương được giới phê bình đánh giá cao và đã bán hết 2.000 bản. (Ảnh: Gia Thuận/TTXVN)



Chia sẻ tại lễ ra mắt, bà Đinh Thị Phương Thảo- Giám đốc Nhà xuất bản văn hóa-văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh cho biết là một trong các đơn vị phát hành sách nhiều nhất về Xuân Mậu Thân 1968, Nhà xuất bản văn hóa-văn nghệ thành phố đã huy động tập thể biên tập viên nỗ lực hoàn thành sách về Xuân Mậu Thân 1968 đúng tiến độ.

Mặc dù các loạt sách này đều do Nhà nước đặt hàng, không bán nhưng qua báo chí, nhiều đơn vị đã trực tiếp gọi điện đặt mua.

Chỉ riêng “Chuyện năm 1968” của nhà văn Trầm Hương đã được in 2.000 cuốn và hiện đã bán hết.

Gia Thuận (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.