Giới khoa học "soi" triệu chứng bí ẩn, lần tìm "bộ mặt thật" của Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cho đến nay, Covid-19 vẫn được cho là bệnh hô hấp nhưng một loạt triệu chứng bệnh thể hiện từ ngón chân đến não bệnh nhân khiến giới chuyên gia đau đầu.

 

Hiện đã có gần 7 triệu người khắp thế giới mắc Covid-19 và hơn 400.000 người tử vong. Các triệu chứng phổ biến nhất vẫn là sốt, ho và khó thở. Tuy nhiên, theo ý kiến của hàng loạt chuyên gia trên Elemental, một ấn phẩm của nền tảng chia sẻ thông tin chuyên nghiệp Medium, chưa từng có bệnh hô hấp nào vượt khỏi ranh giới của phổi để gây ra các triệu chứng khác về tiêu hóa, đông máu, đau tim, đột quỵ, sưng não và các vấn đề về da như Covid-19.

Theo Elemental, bắt đầu từ tháng 4, các cục máu đông trở thành một trong số nhiều triệu chứng bí ẩn của Covid-19. Không lâu sau là những trường hợp bệnh nhân trẻ qua đời do các cơn đột quỵ liên quan tới SARS-CoV-2, virus gây ra bệnh Covid-19. Tiếp đó, giới khoa học chú ý tới triệu chứng "ngón chân Covid", tức các ngón chân của bệnh nhân chuyển thành màu đỏ hoặc tím và rất đau đớn.

Điểm chung của các triệu chứng này là gì? Đó chính là tuần hoàn máu bị suy giảm. Thêm vào đó, 40% ca tử vong Covid-19 liên quan tới các bệnh tim mạch. Từ đó, giới khoa học nghi ngờ Covid-19 thực chất là bệnh về nhiễm trùng mạch máu chứ không phải bệnh hô hấp đơn thuần.


 

 Nhiều nhà khoa học đang nghi ngờ Covid-19 là bệnh về mạch máu chứ không phải hô hấp. Ảnh: Yahoo
Nhiều nhà khoa học đang nghi ngờ Covid-19 là bệnh về mạch máu chứ không phải hô hấp. Ảnh: Yahoo



"Tất cả triệu chứng kể trên là một bí ẩn, từ đông máu, hư thận, sưng tim, đột quỵ, viêm não. Chúng ta hiếm khi chứng kiến tất cả các hiện tượng tưởng như không liên quan này ở các loại bệnh do SARS, H1N1 hay bất cứ bệnh truyền nhiễm nào gây ra" – bác sĩ William Li, chủ tịch Quỹ Quá trình tạo mạch (Mỹ), cho biết.

Bác sĩ Mandeep Mehra, giám đốc y khoa của Trung tâm Tim mạch thuộc bệnh viện Brigham and Women’s (Mỹ), nói: "Nếu kết hợp tất cả dữ liệu hiện có, hóa ra SARS-CoV-2 có thể là virus về mạch máu".

Trong một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí y khoa The Lancet hồi tháng 4, bác sĩ Merah và một nhóm nhà khoa học phát hiện SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm vào các tế bào màng trong nằm phía bên trong các mạch máu. Đây là tế bào bảo vệ hệ thống tim mạch và chúng tiết ra các loại protein ảnh hưởng tới mọi quá trình, từ đông máu đến phản ứng miễn dịch. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học trình bày bằng chứng cho thấy tế bào màng trong ở phổi, tim, thận, gan và ruột của các bệnh nhân Covid-19 bị hư hại.

Cho đến nay, người ta tin rằng SARS-CoV-2 xâm nhập cơ thể thông qua các thụ thể ACE2 ở bề mặt tế bào trên đường hô hấp như mũi và họng. "Một khi vào được phổi, virus tàn phá các mô phổi, khiến người bệnh bắt đầu các cơn ho. Sau đó, chúng xâm nhập tế bào màng trong, tạo ra phản ứng miễn dịch tại chỗ rồi tiến vào mạch máu" -  bác sĩ Mehra giải thích.


 

 Nhiều bệnh nhân Covid-19 được cho dùng máy thở. Ảnh: DPA
Nhiều bệnh nhân Covid-19 được cho dùng máy thở. Ảnh: DPA


Theo các bác sĩ, trước giờ chưa hề ghi nhận hiện tượng virus hô hấp lây nhiễm vào tế bào máu rồi "chu du" khắp cơ thể và lây nhiễm các nội tạng khác như trường hợp SARS-CoV-2. Giả thuyết Covid-19 là bệnh về mạch máu cũng lý giải vì sao máy thở không thể giúp nhiều bệnh nhân của đại dịch thở tốt hơn. Máy thở chỉ giúp đưa không khí vào phổi trong khi quá trình trao đổi oxy và CO2 trong máu – thông qua các mạch máu khỏe mạnh – mới cung cấp đủ oxy cho toàn bộ cơ thể.

Dù các bác sĩ chưa dám chắc chắn hoàn toàn song nếu giả thuyết trên đúng, tin mừng là chúng ta đã có sẵn các loại thuốc chữa trị các hư tổn cho tế bào màng trong.

 

Theo Hải Ngọc (NLĐO/Elemental)

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?