Gió trong gió

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sương đưa bàn tay ra ngoài ô cửa sổ, cố với lấy một cái gì đó vô hình. Bỗng dưng cô có ý nghĩ muốn nắm chặt những hư ảo của không gian trong bầu trời sáng một màu nguyệt bạch kia. Gió lùa. Thân thể người đàn bà gần ba mươi vẫn kịp thấu nhận cái rét đầu mùa. Cô nhớ gió hơn bao giờ hết. Cô nhớ cả kiểu vờn đuổi nhau của gió trên từng cuống lá, từng cành cây. Thậm chí, gió khi thành bão, đáng sợ như hung thần, cô vẫn nhớ. Lại có bận, cô tưởng tượng gió không ở trên trời, gió không lén lút núp trong mây. Gió nằm dưới chân cô, mỗi lần theo chồng ra thăm viếng người đã khuất. Đất thì thầm lời nguyện ca, và những kẻ đang nằm trong đất lặng yên gõ nhịp từng hơi thở. Gió không thể làm xương thịt họ buốt rét thêm nữa. Gió thành bạn đồng hành, du ngoạn với họ khắp nơi khắp chốn. Gió đẩy, gió đưa, gió làm tín hiệu báo cho người thân biết: họ về.
 

 Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang

Sương nghĩ ngợi nhiều quá về gió. Chiều không gian trong trí não của cô đôi khi nhập nhoạng, mờ ảo. Chúng chập lại, giãn ra theo ý cô. Khung cửa sổ đêm mười lăm lồng lộng gió và trăng. Tóc Sương vừa dài được một nửa của thuở mười bảy. Tóc bị gió đùa chơi. Những sợi tóc mỏng manh, gầy guộc. Gió vô ý, chỉ cần vươn vai một xíu, là cả sống lưng cô đều ngấm gió, đau nhức, choáng váng. Sương nhận lấy gió, rồi tỏa hơi lạnh ra bàn tay, gan bàn chân, trên từng cơ mặt. Gần ba mươi, chưa đủ thời gian để cô buột miệng thốt lên: Đôi khi gió không lạnh lắm. Bao giờ cô cũng cảm thấy thân thể mình buốt rét. Bốn mùa. Vì gió.

Sương ghét gió, ghét mưa, ghét cái lạnh mỗi lần đông về. Sang xuân, xứ sở này ru giấc ngủ bằng mưa. Còn xứ khác, nơi chồng cô sinh ra, cái lạnh bám riết đến khô nứt vào thịt da. Sương nguyền rủa những đợt rét qua từng kẽ răng. Bỗng dưng, cô thèm ngồi bên cạnh chiếc lò sưởi. Ngắm, lắng nghe tiếng lửa nổ tí tách. Nhìn củi khô cháy thành than. Hai thứ màu sắc của lửa và củi nhập nhòe, nhưng đủ để làm ấm cả căn nhà, hồng hào những khuôn mặt người.

Hai mươi tư giờ. Chiếc đồng hồ để bàn bé tí, tích tắc, chầm chậm ru giấc cho chồng cô ngủ yên. Ba cái kim: giờ, phút, giây xoay mòng mòng trong mắt Sương. Thời gian không còn trật tự chạy theo vòng quay của từng múi giờ nữa. Sương đảo lộn nó bằng cách dùng ý nghĩ để điều khiển. Như một kiểu thôi miên. Tất cả đều phải theo ý muốn của cô. Sương chợt nghĩ: Biết đâu, một ngày nào đó, cô điều khiển được cả gió. Biết đâu, cô có thể làm cho gió hiển hiện ra thành một hình dạng? Và, biết đâu, đôi tay cô, sẽ được gió dìu dắt đi một điệu ballad nhẹ nhàng trong đêm tĩnh mịch? Có lẽ, lúc ấy cô sẽ nhận ra được: Gió đáng yêu hơn nhiều? Sương mỉm cười với thứ tưởng tượng vừa mới thoáng qua trí não mình.

Đêm, cuối tháng mười một. Nghe đài báo: “Gió mùa Đông Bắc về”, như câu hát thấm lòng người xa quê. Sương nghĩ đến mẹ anh. Người đàn bà lam lũ đang tuổi hồi xuân, sống trong một căn nhà trống, nhiều gió. Sương cũng nghĩ đến bố anh, người đàn ông chưa đi trọn sáu mươi năm, gió từ dưới lòng đất thổi thốc qua xương, gió từ trên ngọn cây phiêu du với linh hồn. Đời gió thì vĩnh viễn. Đời người chỉ là cõi tạm. Sống gửi-thác về.

 

*

*     *


- Ngủ đi em. Gió thế này… (chồng cô bao giờ cũng dịu dàng, vậy mà Sương vẫn thấy lạnh. Có lẽ cái lạnh thường cố hữu, bướng bỉnh. Ít nhất là với riêng cô).

- Anh có nghe được những âm thanh khác ở trong tiếng gió không?

Nhân nhíu mày. Đáp vội:

- Thì gió, thì cánh cửa va vào nhau, thì tiếng lá cây…

- Không, ngoài gió ra?

Nhân ngáp dài, nhìn sang cánh quạt đang quay vù vù, đưa tay chỉ. Sương ngoảnh mặt về phía khác hờn dỗi. Trong trí não cô, bầu trời đêm còn có những thứ khác không rõ hình dáng, âm thanh cụ thể. Sương thì thầm, đủ để chồng nghe:

- Tháng tư, đưa bố ra đồng, gió khóc.

Nhân khẽ liếc qua khung cửa, ánh sáng vời vợi. Trăng mười lăm. Bố đi với gió. Anh choàng tay ôm vợ từ phía sau, thầm cảm ơn nàng.

- Ừ, thì trong gió có bố…

Sương vẫn thấy lạnh. Cô từng mơ, mỗi lần đêm hết, bừng tỉnh giấc vào buổi sáng chỉ thấy một trời gió ấm, không làm cô buốt rét xương thịt. Gió của Sương hơi khác người một chút.

*

*     *

32 tuổi. Nhân đi nước ngoài. Mỗi lần nhận những lá thư mùa đông, Sương chỉ toàn nghe anh kể về tuyết. Cô nheo mắt, nhận ra trong tim mình có một khoảng để dành riêng cho gió.

34 tuổi. Nhân vẫn kể về tuyết, chưa một lần nhắc đến gió. Sương co người, tự mình ôm lấy thân thể mỏng manh, yếu đuối. Gió không đủ sức quật ngã những khao khát mãnh liệt trong tâm hồn cô. Nhưng, gió đã giết chết tình yêu. Cô mường tượng đến thứ linh cảm nào đó thi thoảng cứ phập phồng trong suy nghĩ. Thư tay thưa dần. Anh chuyển sang gửi mail. Chữ ít đi. Và, một ngày, nó không còn là thư nữa. Những cái mail chuyển thành mấy dòng ngắn ngủi, vội vã, nguệch ngoạc như tin nhắn. Sương mất hết cảm giác. Gió cũng chẳng muốn làm cô lạnh hơn nữa.

Sương 32 tuổi. Nhân gửi về một lẵng hoa hồng trắng. Ngày mới yêu, Sương cứ thắc mắc, mỗi lần nhận hoa hồng đỏ của anh: “Nếu không yêu, người ta sẽ tặng hoa màu gì?”, Nhân, lúc ấy chỉ cười trừ qua quýt. Nhưng, đến lần sinh nhật sau, Sương lại hỏi tiếp. Nhân buột miệng: “Hoa hồng trắng”.

Nhân không về nữa. Bên đó, chẳng có gió. Tuyết thường rơi nhiều như trong thư Nhân kể. Sương nghĩ đến những căn nhà kiên cố, ấm cúng. Người ta chỉ việc ngồi cạnh nhau mỗi mùa đông, ngắm lửa reo tí tách trong lò sưởi. Sương quay nhìn cái bếp ga lạnh lẽo. Bật khóc. Người đàn bà qua tuổi ba mươi, không chồng, con.

Trong gió còn có nước mắt.

Vân Giang

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.