Gìn giữ ngôi nhà chung của làng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Nhà rông là căn nhà chung, là không gian thiêng liêng của cộng đồng, nơi diễn ra tất cả các hoạt động sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng. Hiện nay, nhiều làng Jrai, Bahnar ở huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đang tích cực đầu tư xây dựng, sửa chữa, tu bổ kiến trúc độc đáo này để góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.
Già làng Rơ Châm Ayoh (làng Yăng 2, xã Ia Phí) cho biết: Trước đây, làng có 1 nhà rông truyền thống làm toàn bằng tranh tre và gỗ quý nhưng bị tàn phá bởi chiến tranh. Sau khi đất nước thống nhất, dân làng đã chung tay góp sức xây dựng nhà rông mới để có nơi sinh hoạt chung. Dẫn chúng tôi lên nhà rông, ông Ayoh kể: “Năm nay đã 83 mùa rẫy nhưng mình không bao giờ quên được nỗi khó khăn, vất vả mà bà con đã trải qua trong những năm đầu sau giải phóng. Ngày đó, dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của người già, mình cùng một số thanh niên khỏe mạnh chia nhau từng nhóm vào rừng đốn gỗ, chặt mây, cỏ tranh. Vì toàn làm thủ công nên để vận chuyển gỗ về làng dựng nhà rông phải mất mấy tuần”. Ông Ayoh cho biết thêm, dưới sự hướng dẫn tài tình của các già làng, chỉ sau 2 tuần, ngôi nhà rông truyền thống được dựng xong trong niềm hân hoan tột cùng của dân làng. Ngày khánh thành, dân làng đập nhiều trâu, mổ nhiều heo để ăn mừng.
Trải qua thời gian, nhà rông cần phải tu sửa. Để có kinh phí sửa chữa nhà rông và phục vụ việc chung của làng, từ năm 2000 đến nay, làng Yăng 2 thành lập 4 tổ (23 người/tổ) để nuôi cá trên hồ Ia Tưng. Mỗi năm, làng thu được hơn 50 triệu đồng từ tiền bán cá. Ngoài sửa chữa nhà rông, dân làng còn mua thêm 1 bộ chiêng trị giá 30 triệu đồng, 1 dàn nhạc 20 triệu đồng, khung rạp 30 triệu đồng... Năm 2008, từ nguồn vốn Chương trình 135, làng xây thêm 1 nhà rông văn hóa mới trị giá 150 triệu đồng.
Nhà rông làng Kon Băh (xã Hà Tây, huyện Chư Păh). Ảnh: R’Ô Hok
Nhà rông làng Kon Băh (xã Hà Tây, huyện Chư Păh). Ảnh: R’Ô HOK
Bà Rơ Châm Ayen-công chức Văn hóa-Xã hội xã Ia Phí-cho biết: “Toàn xã có 13 nhà rông truyền thống và 7 nhà rông văn hóa. Theo quan niệm truyền thống, nhà rông là nơi thần linh trú ngụ, nơi cất giữ vật dụng cúng Yàng. Đây cũng là nơi diễn ra các lễ hội quan trọng của cộng đồng như đâm trâu, lễ cúng giọt nước hay việc thực thi luật tục... Nhà rông được coi là “cái hồn” của làng nên làng nào cũng phải có”.
Rời xã Ia Phí, chúng tôi đến xã Hà Tây. Chị Thok-Bí thư Đoàn xã Hà Tây dẫn chúng tôi đến thăm nhà rông làng Kon Băh. Tại đây, chúng tôi được già làng Ayôl cho biết: “Làng Kon Băh có nhà rông to không kém nhà rông làng Kon Sơ Lăl (cùng xã). Kết cấu nhà rông được làm toàn bộ bằng gỗ rừng rất đẹp và vững chãi nên bà con trong làng rất tự hào”. Cũng theo ông Ayôl, nhà rông càng lớn chứng tỏ dân làng càng giàu. Vì thế, nhà rông làng Kon Băh được làm rất to, rộng 10 m, cao 15 m và dài 17,5 m, có 8 trụ bằng gỗ trắc. “Từ khi có nhà rông, các hoạt động, sự kiện trong làng như văn nghệ, thể thao, học hành, truyền dạy cồng chiêng, các lễ hội, bầu các chức danh... đều tổ chức tại đây. Ngoài ra, vào ban đêm, làng có tổ tự quản an ninh túc trực tại nhà rông để giữ gìn an ninh trật tự”-ông Ayôl cho biết.
Ông Nguyễn Minh Đức-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Chư Păh-cho hay: Toàn huyện có 71 nhà rông, tập trung nhiều nhất ở các xã: Ia Phí, Hà Tây, Ia Khươl, Ia Mơ Nông. Thời gian qua, huyện rất quan tâm bảo tồn, lưu giữ và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số. Cụ thể, UBND huyện đã ban hành Đề án số 666/ĐA-UBND ngày 15-5-2013 về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc Jrai, Bahnar trên địa bàn huyện giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020; Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 12-1-2017 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/HU ngày 15-11-2012 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện (khóa IV) về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc Jrai, Bahnar trên địa bàn giai đoạn 2017-2020. Đồng thời, UBND huyện chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, ban, đơn vị liên quan và UBND các xã, thị trấn đưa nội dung bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống vào hương ước, quy ước của thôn, làng; nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng, trung tâm học tập cộng đồng; thông tin, tuyên truyền rộng rãi đến người dân nhằm nâng cao nhận thức về trách nhiệm bảo vệ các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể tại địa phương.
R’Ô HOK

Có thể bạn quan tâm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.

Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Trước nay, các nhà nghiên cứu đều cho rằng mỹ thuật Đông Sơn bị trống vắng yếu tố thực vật. Thế nhưng với sự phát hiện hoa văn vòng tròn hay vòng tròn đồng tâm có chấm giữa là hoa cúc được cách điệu, đã cho thấy yếu tố thực vật chưa bao giờ vắng bóng trong trang trí ở trống đồng.
Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Khung tre được uốn nắn tỉ mỉ, bọc bên ngoài là tấm giấy đầy màu sắc rực rỡ, nghệ nhân Trần Thanh Tùng (80 tuổi, thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) làm thành những chiếc lồng đèn trung thu truyền thống.