Gieo hạt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mùa xuân là mùa vạn vật sinh sôi, nảy nở. Vì vậy, đây cũng là mùa gieo hạt. Ai đó đã nói rất đúng rằng: “Nếu tất cả chúng ta cùng gieo hạt đầu xuân thì mỗi năm mỗi đứa trẻ sẽ có thêm một khu vườn nhỏ, mỗi gia đình sẽ có thêm kỷ niệm vui”.
Con gái líu ríu bước theo ba ra mảnh vườn bên hiên nhà. Nghe ba bảo, ra Giêng, tiết trời thuận lợi để gieo hạt. Các hạt mầm gieo xuống được sưởi nắng ấm mà thỏa sức đội đất vươn lên. Được thể, con gái ríu rít: “Ba cho con gieo hạt với nghe ba! Năm nay, mình sẽ gieo những loại hạt giống gì hả ba? Có đậu cô ve hay bầu, bí, dưa leo không ạ?”. Giọng lảnh lót đó khiến ba chỉ biết ngắm nhìn con và mỉm cười hạnh phúc. “Mình vẫn sẽ trồng các loại hạt giống cũ. Và có thêm cả những loại hạt giống mới nữa!”. “Thích quá ba ơi! Ba lại cho con cùng gieo hạt với ba được chứ ạ?”. “Tất nhiên rồi con gái à!”. Hai ba con vui vẻ nói cười. Mảnh vườn nhỏ bé vì thế mà trở nên rộn ràng, tươi mới. Lại nhớ, từ khi gia đình có nhà mới, đã là mùa xuân thứ 3 con gái được cùng ba làm vườn, cùng ba gieo hạt, cùng ba chăm sóc mảnh vườn và thu hoạch thành quả. Thế mà cô bé vẫn cứ háo hức như lần đầu.
 Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Mảnh vườn bên hiên nhà chỉ khoảng hai chục mét vuông. Nhớ mùa xuân đầu tiên có nhà mới, cả nhà mình không về quê. Ông bà nội ngoài Bắc gửi vào nhiều quà Tết, trong đó có chiếc túi vải nhỏ đựng đủ loại hạt giống bà để dành từ mùa trước. Nào dưa leo, đậu đũa, bầu, mướp,… Giọng bà vui vẻ qua điện thoại: “Năm mới, bà nội lì xì cả nhà mấy loại hạt giống. Nội đã phơi phóng, cất giữ cẩn thận suốt mùa đông vừa qua. Giờ chỉ việc gieo là hạt sẽ nảy mầm thôi”.
Mọi thứ đã chuẩn bị sẵn sàng. Nhìn những thớ đất mịn, tơi xốp một tay ba cuốc xới, lên luống, con gái biết rằng rồi đây những hạt mầm được gieo xuống sẽ có đủ chất dinh dưỡng, đủ tự tin để sống một cuộc đời mới. Con gái hít thở thật sâu mùi nồng nồng, ngai ngái của đất đai mỡ màu. Mùi của nắng gió ngày xuân; của mồ hôi, công sức và niềm vui lao động rồi vô cùng háo hức. “Bắt đầu gieo hạt thôi!”. Nghe con gái reo lên, người cha chợt nhận ra, mỗi khoảnh khắc gieo hạt luôn là một thời khắc diệu kỳ.
Mảnh vườn nhỏ, ba làm thành nhiều luống, nhiều phần để có thể trồng nhiều loại rau khác nhau... Ba còn dành một luống đất nhỏ gieo một vài loại hoa mẹ và con yêu thích. Riêng bờ rào giáp mặt đường, ba gieo nguyên một hàng đậu cô ve. Ở một góc vườn, giáp với khoảng sân rộng có giàn sẵn, ba gieo bụi mướp hương. Để ủ ấm, giữ ẩm cho hạt và hạt giống không bị trôi, ba còn cẩn thận rải lên trên mặt đất một lớp vỏ trấu. Chiếc roa tưới đã lần lượt rắc đều nước lên những luống đất đã có hạt gieo xuống. Tất cả đã xong. “Giờ thì chúng ta chỉ việc chờ đợi những hạt mầm sẽ xuất hiện, ba nhỉ?”. Ba mỉm cười nhìn con gái, khẽ gật đầu.
Những ngày sau đó, cô con gái cứ hồi hộp chờ đợi. Khi ánh mặt trời chưa kịp gõ cửa mảnh vườn, khi những hạt sương li ti còn ngủ vùi trên mấy vỏ trấu, khi vạn vật còn im ắng trong giấc đêm dài, con đã lò mò thức dậy. Lòng con khấp khởi. Dường như con đã nghe tiếng cựa mình khe khẽ của những hạt giống đang bén rễ vào đất. Và con lại mường tượng ra trước mắt mình mảnh vườn xanh mướt.
 XANH NGUYÊN

Có thể bạn quan tâm

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

(GLO)- Tối 10-3, tại làng C (xã Gào), Đội Thông tin lưu động-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Hội viên Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh tại chương trình chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam năm 2024. Ảnh: H.N

Nhạc sĩ Gia Lai kiếm tìm tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn

(GLO)- Bám sát hơi thở cuộc sống và đưa bản sắc dân tộc vào tác phẩm, các nhạc sĩ Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Gia Lai đã thực sự cố gắng trong hoạt động sáng tác nhằm ghi dấu ấn. Song, làm gì để tác phẩm lan tỏa rộng rãi, ghi đậm trong tâm trí người nghe đang là trăn trở của những người tâm huyết.