Giao khoán rừng cho cộng đồng: "Lợi ích kép"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhờ giao khoán rừng cho các cộng đồng dân cư, công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai chuyển biến tích cực và đời sống người dân sống gần rừng được cải thiện đáng kể.

Ra sức bảo vệ rừng

Sau khi các thành viên tập trung đầy đủ ở sân bóng làng Bông Hiot (xã Hải Yang, huyện Đak Đoa), nhóm nhận khoán bảo vệ rừng của Ban Quản lý rừng phòng hộ Đak Đoa điều khiển xe máy băng qua con đường đất gồ ghề ngược núi bắt đầu chuyến tuần tra rừng. Trưởng nhóm Hoàng Văn Nam chia sẻ: “Nhóm chúng tôi nhận khoán bảo vệ 154 ha rừng ở tiểu khu 428 từ năm 2021. Để đảm bảo luôn có người tuần tra trên diện tích rừng nhận khoán, chúng tôi cắt cử nhau luân phiên làm nhiệm vụ. Dù đường lên núi khó đi nhưng anh em trong nhóm động viên nhau gắng làm tốt nhiệm vụ, không để xảy ra các vụ phá rừng hay hỏa hoạn gây thiệt hại tài nguyên rừng”.

 Nhóm nhận khoán bảo vệ rừng xã Hải Yang (huyện Đak Đoa) tuần tra, bảo vệ rừng. Ảnh: Hà Phương
Nhóm nhận khoán bảo vệ rừng xã Hải Yang (huyện Đak Đoa) tuần tra, bảo vệ rừng. Ảnh: Hà Phương


Ở buôn Thành Công (xã Chư Drăng, huyện Krông Pa), nhóm nhận khoán rừng do anh Ksor Ka phụ trách nhận khoán 200 ha rừng của Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Ba. Sau 1 buổi sáng tuần tra rừng, cả nhóm chọn địa điểm bằng phẳng nấu bữa cơm trưa. Anh Ka cho biết: “Nhóm của mình gồm 7 hộ, gắn bó với công tác bảo vệ rừng cho Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Ba hơn 5 năm rồi. Do diện tích rừng nhận khoán giáp ranh với tỉnh Đak Lak, xa nhà nên chúng tôi mang theo nồi, gạo nấu ăn buổi trưa luôn. Vào mùa mưa, chúng tôi làm lều tạm và cắt cử nhau luân phiên ở lại trông coi. Gác rừng vất vả nhưng cũng có thêm thu nhập 400 ngàn đồng/năm/ha nên mọi người ra sức bảo vệ để có thêm tiền trang trải cuộc sống. Dân làng thấy chúng tôi bảo vệ rừng như này có lợi cho cộng đồng nên chung tay giúp. Khi phát hiện có người lạ vào khu vực là họ báo ngay. Bà con cũng không còn phá rừng làm rẫy nữa. Mới đây, từ tin báo của bà con, chúng tôi kịp thời ngăn chặn vụ cắt cây rừng để bán cho cơ sở băm dăm gỗ”.

Ông Nguyễn Đình Sơn-Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Ba-cho hay: “Thực hiện chủ trương của tỉnh, chúng tôi giao hơn 3.600 ha rừng ở các xã: Chư Drăng, Ia Rmok, Uar, Ia Hdreh cho 18 nhóm hộ tham gia bảo vệ. Mỗi nhóm có 5-7 hộ và được chi trả 300-400 ngàn đồng/năm/ha tiền công bảo vệ. Nguồn tiền này giúp người dân có thêm kinh phí để mua cây trồng, vật nuôi hoặc máy móc phục vụ sản xuất. Từ khi được giao rừng, các nhóm hộ cùng với nhân viên của Ban thường xuyên đi tuần tra bảo vệ rừng. Ngoài ra, họ cũng là những tuyên truyền viên tích cực vận động người dân tham gia bảo vệ rừng, không phá rừng làm rẫy. Vì thế mà mấy năm gần đây, số người dân tham gia nhận khoán bảo vệ rừng ngày càng tăng”.

Hiệu quả bước đầu

Sự chung tay bảo vệ rừng của cộng đồng đã phát huy hiệu quả bước đầu. Từ đầu năm đến nay, Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Ba chỉ phát hiện 1 vụ khai thác rừng trái phép. Tương tự, công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Đak Đoa cũng chuyển biến tích cực. Ông Nguyễn Trọng Khải-Phó Trưởng ban phụ trách Ban Quản lý rừng phòng hộ Đak Đoa-thông tin: “Năm nay, chúng tôi giao khoán hơn 4.800 ha rừng cho 193 hộ dân ở 3 xã Hà Đông, Hải Yang và Đak Sơ Mei. Trước đây, trong lâm phần chúng tôi quản lý, tình trạng xâm lấn, khai thác rừng trái phép xảy ra khá nhiều. Tuy nhiên, từ khi có người dân nhận khoán bảo vệ rừng thì tình trạng đó giảm đáng kể. Ví như năm 2022 giảm hơn 50% số vụ dân phá rừng làm rẫy”.

 Tình trạng vi phạm lâm Luật tại Ban Quản lý rừng Đak Đoa giảm hơn 50% nhờ sự chung tay bảo vệ của người dân. Ảnh: Thiên Di
Người dân tích cực tham gia quản lý, bảo vệ rừng sau khi được giao khoán. Ảnh: Thiên Di


Còn tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ, diện tích rừng giao khoán là hơn 3.400 ha với 133 hộ dân tham gia. Ông Nguyễn Tất Thành-Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ-cho biết: “Diện tích rừng được giao quản lý trải rộng trên địa bàn nhiều huyện và TP. Pleiku. Vì vậy, đơn vị gặp không ít khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ. Thế nhưng, từ khi giao khoán rừng cho các hộ dân, tình trạng xâm hại rừng giảm đáng kể. Riêng năm 2021 và 2022, chúng tôi chưa ghi nhận vụ khai thác trái phép, lấn chiếm đất rừng trong diện tích Ban giao cho các hộ quản lý. Đây là tiền đề để chúng tôi tiếp tục vận động các hộ dân tham gia nhận khoán nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ rừng trong lâm phần quản lý”.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Văn Hoan-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT-cho hay: Việc giao khoán rừng cho người dân bảo vệ đã góp phần nâng cao ý thức bảo vệ rừng của cộng đồng và tạo nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ gia đình, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Thông qua việc này cũng đã giúp nhiều người dân khác hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ rừng và tích cực tham gia.

 

 THIÊN DI - HÀ PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Hợp tác xã Sản xuất điều Ia Grai thường xuyên tập huấn kỹ thuật sản xuất cho các thành viên và người dân. Ảnh: N.H

“Điểm tựa” của người trồng điều

(GLO)- Với việc tích cực phối hợp tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ phân bón, cây giống và bao tiêu sản phẩm, Hợp tác xã (HTX) Sản xuất điều Ia Grai (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã trở thành “điểm tựa” của bà con nông dân trên địa bàn.

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu nông sản năm qua là một trong những mảng sáng của bức tranh kinh tế đất nước, góp phần khẳng định vị thế Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông lâm thủy sản hàng đầu thế giới.

Hộ ông Rmah Tuân (làng Plei Thơh Ga B, xã Chư Don) mượn giống lúa Đài Thơm 8 để đưa vào sản xuất trong vụ mùa 2024. Ảnh: N.D

Chư Pưh hỗ trợ nông dân gieo trồng giống lúa mới

(GLO)- Vụ mùa 2024, Hội Nông dân huyện Chư Pưh đã triển khai mô hình “Chuyển đổi giống lúa mới”. Theo đó, Hội kết nối với doanh nghiệp cho người dân mượn giống lúa để sản xuất, sau khi thu hoạch thì trả lại. Đây là cách làm mới trong phát triển cây lúa nước của địa phương.

Nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng

Nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng

(GLO)- Hiện nay, mực nước các sông suối, hồ đập trên địa bàn huyện Chư Sê đang thấp hơn trung bình nhiều năm, nhất là mực nước hồ thủy lợi Ia Ring sau sự cố sụt lún thân đập ở mức khá thấp. Dù huyện đã triển khai nhiều giải pháp chống hạn nhưng nguy cơ thiếu nước tưới vẫn đang hiện hữu.

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

(GLO)- Sau những ngày nghỉ Tết, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã trở lại guồng quay của công việc, bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Ai nấy đều gửi gắm ước vọng vào một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, việc kinh doanh thuận lợi để cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Người trồng dưa hấu thiệt hại kép

Người trồng dưa hấu thiệt hại kép

(GLO)- Năm nay, nhiều nông dân ở khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai chịu thiệt hại kép khi dưa hấu vừa mất mùa, vừa rớt giá. Nhiều hộ rơi vào cảnh trắng tay, thậm chí phải gánh thêm khoản nợ lớn sau nhiều tháng dãi nắng dầm mưa.

Lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai làm việc với lãnh đạo Công ty về việc hợp tác phát triển ngành nông nghiệp bền vững, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân trên địa bàn. Ảnh: H.T

Giống chanh dây Nafoods đạt thương hiệu quốc gia

(GLO)- Sau gần 30 năm đi vào hoạt động, Nafoods Group đã khẳng định uy tín, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững. Mới đây, Nafoods Group được vinh danh thương hiệu quốc gia năm 2024 với dòng sản phẩm cây giống chanh dây chất lượng cao.

Công ty cổ phần Thành Thành Công-Biên Hòa tặng 2 triệu cây xanh cho tỉnh Gia Lai. Ảnh: M.T

Sắc xuân trên vùng nguyên liệu mía Đông Nam Gia Lai

(GLO)- Những ngày cuối năm Giáp Thìn 2024, vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai (AgriS Gia Lai) rộn vang tiếng cười của người dân và nhân công thu hoạch khi giá mía tiếp tục duy trì ở mức cao giúp nông dân có lợi nhuận khá.