Giải pháp nào cho vấn đề nước sinh hoạt ở thị xã An Khê?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nước sông Ba ô nhiễm đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của hàng ngàn hộ dân thị xã An Khê. Bên cạnh đó, Nhà máy nước thị xã An Khê công nghệ cũ kỹ, lạc hậu và xuống cấp nghiêm trọng không thể đảm bảo cho việc xử lý, cung cấp nguồn nước sạch cho người dân sử dụng. Giải pháp nào cho bài toán nước sạch đô thị An Khê đang là vấn đề được nhân dân và chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm.

“Sống mòn” vì nước sông ô nhiễm

Gần cả đời người sinh sống gắn bó với dòng sông Ba, ông Nguyễn Tuấn Hùng (tổ 10, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) dường như cảm nhận thấy dòng sông đang chết dần, chết mòn từng ngày. “Trước đây, mùa khô sông vẫn xanh trong, nước đầy ăm ắp. Cư dân An Khê bao đời dựa vào nguồn nước sông Ba vừa sinh hoạt, vừa sản xuất. Nay dòng sông Ba không còn sống nổi! Mùa khô, mùa cạn đều trơ đáy, cây cỏ mọc um tùm, nước chỉ còn vài lạch nhỏ như con suối. Đã thế, nước sông lại bốc mùi hôi thối do nước thải từ các nhà máy, trang trại chăn nuôi…”- ông Hùng chia sẻ.

 

Công nhân Nhà máy nước An Khê phải liên tục hớt váng nổi lên tại các bể lắng, bể lọc của Nhà máy nước. Ảnh: L.H
Công nhân Nhà máy nước An Khê phải liên tục hớt váng nổi lên tại các bể lắng, bể lọc của Nhà máy nước. Ảnh: L.H

Ông Hùng cũng giống như bao người dân An Khê khác từng gắn bó nhiều năm với mảnh đất này. Họ bức xúc trước việc dòng sông Ba đang từng ngày, từng giờ bị “bức tử”. Không thể kể hết nỗi khổ mà người dân An Khê phải gánh chịu bấy lâu nay khi dòng sông Ba bị ô nhiễm. “Theo quan điểm cá nhân tôi, các nhà máy, công ty đã được công luận nêu tên trong việc gây ô nhiễm sông Ba kinh doanh chưa có cái tâm! Họ đang giết chết một dòng sông từng mang lại nguồn lợi cho bao người chỉ vì lợi ích của chính họ. Đã thế, dòng nước sông Ba lại bị chia sẻ, dẫn xuống sông Côn của Bình Định. Chúng tôi đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam trả lại một phần dòng chảy của sông Ba, nâng công suất xả lên để trả lại phần nào sức sống cho dòng sông này”- ông Trần Chấn Cận (tổ 10, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) bày tỏ bức xúc.

Sông Ba bị ô nhiễm, việc sản xuất, sinh hoạt của người dân sinh sống dọc con sông Ba bị đảo lộn. “Nhà tôi sinh sống ở đây cả mấy chục năm nay nhưng chưa bao giờ nghĩ cuộc sống của mình có thể thay đổi đến thế. Kể từ khi sông Ba bị ô nhiễm, chúng tôi mỗi khi đi làm đồng về, chân tay lại bám màu nâu đen, ngứa ngáy do nước thủy lợi bơm từ dòng sông Ba lên dẫn về ruộng. Có lần, cả ruộng lúa nhà tôi và các hộ lân cận bị cháy sém sau khi vừa xả nước vào ruộng, nhìn xuống dòng sông thấy cá chết nổi lập lờ mới biết nước sông ô nhiễm. Bao vụ thất thu cũng chẳng biết kêu ai…”-ông Nguyễn Văn Bạn (thôn An Hòa, xã Phú An, huyện Đak Pơ) nói về nỗi cực nhọc của người nông dân khi dòng sông Ba bị “đầu độc”.

Giải pháp nào cho bài toán nước sạch ở thị xã An Khê?

Đứng trước hàng loạt vấn đề nghiêm trọng đang diễn ra bởi ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và cả sức khỏe của hàng ngàn người người dân, vấn đề tìm nguồn nước sạch cung cấp cho cư dân thị xã và vùng lân cận đang được đặt ra bức thiết. “Thị xã An Khê đang lên kế hoạch khảo sát, tìm phương án xây dựng nhà máy xử lý nước. Tổng mức đầu tư để xây dựng công trình này dự kiến khoảng 32 tỷ đồng”-ông Nguyễn Hùng Vỹ-Chủ tịch UBND thị xã An Khê cho biết.


Theo ông Vỹ, chính quyền và ngành chức năng thị xã An Khê đang trong quá trình làm việc với doanh nghiệp về dự án xây dựng nhà máy nước sắp tới. Đứng trước thực tế nguồn nước đầu vào lấy tại sông Ba như hiện nay đã không còn đảm bảo theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong khi đó, vấn đề làm sao để có nguồn nước sinh hoạt đảm bảo cung cấp cho người dân đang đặt ra bức thiết. “Chúng tôi đề ra 3 yêu cầu: Một là phải lấy nước ngay trên bờ đập thủy điện An Khê-Ka Nak để có được nguồn nước đầu vào đạt chuẩn. Hai là nhà máy phải cấp nước không dưới 10.000 m3/ngày đêm. Ba là không được bán sỉ nước mà phải đưa nước đến được với từng hộ dân trên cơ sở mức giá hợp lý. Chúng tôi đặt mục tiêu cho doanh nghiệp phải có nước sạch cung cấp cho nhân dân trước Tết Nguyên đán Bính Thân 2016”-ông Vỹ nhấn mạnh.

Do vậy, bài toán nước sạch đô thị cho cư dân An Khê về cơ bản đã tìm ra lời giải. Hướng cơ bản là sẽ thay đổi địa điểm lấy nguồn nước đầu vào, cụ thể là sẽ dẫn nước từ ngay trên bờ đập nơi nước sông chưa bị ô nhiễm về Nhà máy nước An Khê để lọc, thay vì lấy nước tại sông Ba ngay tại điểm đặt ống bơm nước đầu vào như hiện nay. “Riêng về vấn đề xử lý các tác nhân gây ô nhiễm sông Ba, quan điểm của chính quyền địa phương là sẽ kiên quyết xử lý triệt để các tác nhân gây ô nhiễm sông Ba, yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc các quy định về bảo vệ môi trường; nếu đơn vị nào không đảm bảo, địa phương sẽ đề nghị đóng cửa. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng yêu cầu Ban Quản lý Thủy điện An Khê-Ka Nak phải xả đủ lưu lượng đã cam kết là 4 m3/giây để đảm bảo nguồn nước cho khu vực hạ lưu sông Ba”- ông Vỹ khẳng định quan điểm.

Lê Hòa

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.