Giải pháp hiệu quả nâng cao giá trị sản xuất cà phê

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ngày 27-7, tại Công ty Cà phê Ia Sao 2, Tổng Công ty Cà phê Việt Nam và Công ty cổ phần Công Nông nghiệp Tiến Nông đã tổ chức hội nghị chuyên đề “Canh tác và giải pháp sử dụng đồng bộ dinh dưỡng Tiến Nông cho cây cà phê”.  Hội thảo nhằm hướng nông dân thay đổi tập quán canh tác theo hướng  bền vững, ứng dụng tiến bộ khoa học về phân bón, giúp cây cà phê cân bằng dinh dưỡng để nâng cao năng suất (5-7 tấn/ha), hạn chế tình trạng sai quả cách năm, chai cứng, giảm độ chua trong đất.
Nhiều hạn chế trong canh tác cà phê
Thăm mô hình vườn cây của Công ty Cà phê Ia Sao 2. Ảnh: Đ.Y
Thăm mô hình vườn cây của Công ty Cà phê Ia Sao 2. Ảnh: Đ.Y
Việt Nam hiện là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới, trong đó, sản lượng cà phê ở Tây Nguyên chiếm khá lớn. Theo ông Nguyễn Văn Minh-Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cà phê Việt Nam, cà phê Tây Nguyên còn được đánh giá vượt trội hơn hẳn về chất lượng cũng như hương vị so với các vùng khác trong nước. Tuy nhiên, hiện nay, việc canh tác cà phê ở khu vực này đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đó là việc suy giảm về sức sản xuất của cây cà phê. Việc canh tác cà phê của nông dân hiện chỉ dựa vào kinh nghiệm, thiếu khoa học như: bón phân không cân đối, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng trong đất, làm đất chai cứng, chua hóa, hậu quả là cây bị vàng lá, khô cành, thối rễ, rụng quả, năng suất sụt giảm, già cỗi nhanh chóng, trong khi vòng đời cây cà phê là trên 30 năm. Thấy các dấu hiệu trên, nông dân lại thúc phân bón, phun thuốc nhưng vườn cây vẫn không cho năng suất và sản lượng cao, gây lãng phí tiền của và công sức. Theo khảo sát của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, mỗi năm, nông dân lãng phí khoảng 2 tỷ USD (tương đương với 45.000 tỷ đồng) từ phân bón không tạo ra giá trị sử dụng.
Ngay như Công ty Cà phê Ia sao 2, với 33 năm kinh nghiệm trồng, chăm sóc cà phê, nhưng 4 năm về trước, một số vườn cây của đơn vị cũng rơi vào thực trạng nêu trên. Bà Phan Thị Thanh-Giám đốc Công ty Cà phê Ia Sao 2-cho biết: “Hầu hết vườn cây của Công ty trồng từ năm 1986. Một thời gian dài canh tác, việc bón phân không cân đối dẫn đến đất chua, nhiều vườn cà phê già cỗi nhanh chóng, năng suất thấp, chỉ đạt khoảng 3 tấn nhân/ha”. Tại hội nghị, các kỹ sư nông nghiệp cũng đã chỉ ra rằng, việc canh tác thiếu khoa học là nguyên nhân dẫn đến đất thoái hóa, cây cằn cỗi. Nếu nông dân bón dư đạm vào đất sẽ dẫn đến giảm đồng trong cây; bón dư lân dẫn đến thiếu kẽm, dư Kali dẫn đến đồng hóa Magiê và Bo;  toàn bộ chất vi lượng trong đất bị thiếu khiến cây trồng nhiễm bệnh;  làm cho sinh vật trong đất, trên đất bị chết, đất mất tính chất vật lý, tạo ra vùng gốc cây chua axít, làm cháy toàn bộ lông hút, dẫn đến cây không hấp thụ được các chất dinh dưỡng.
Giải pháp sử dụng đồng bộ dinh dưỡng Tiến Nông
Thay đổi tập quán canh tác theo hướng bền vững giúp nâng cao năng suất cây cà phê. Ảnh: Đức Thụy
Thay đổi tập quán canh tác theo hướng bền vững giúp nâng cao năng suất cây cà phê. Ảnh: Đức Thụy
Ông Nguyễn Hồng Phong-Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Công Nông nghiệp Tiến Nông-cho rằng: “Với cà phê, không phải cứ bón nhiều phân là cho năng suất cao mà phải bón đúng, khoa học thì cây mới hấp thụ tốt”. Sau nhiều năm nghiên cứu và thực nghiệm tại nhiều vườn cà phê ở Tây Nguyên về giải pháp sử dụng đồng bộ dinh dưỡng Tiến Nông, ông Phong chia sẻ: “Nhằm giúp nông dân canh tác cà phê bền vững, chúng tôi tập trung nghiên cứu đặc thù vùng và tập quán bón phân của bà con để áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình sản xuất phân bón. Với 4 giải pháp quan trọng nhất là cải tạo đất, nâng cao độ phì, kiểm soát pH đất, giúp cây phát triển bộ rễ mới; cắt tỉa cành tạo tán, giúp cây ra cành nhánh mới thay thế cành nhánh già cỗi; 13 dưỡng chất cân bằng hàm lượng phân bón, dinh dưỡng cho đất giúp cà phê hấp thụ theo từng thời điểm nhu cầu sinh trưởng và cải tạo bộ rễ cân bằng pH hạn chế được bệnh tuyến trùng tạo rễ mới, giúp cây trẻ hóa, phát triển mạnh, chống chịu hạn, kiểm soát sâu bệnh, chống sai quả cách năm.
Minh chứng cho giải pháp này là kết quả sau 3 năm sử dụng đồng bộ dinh dưỡng Tiến Nông tại vườn cà phê 33 năm tuổi rộng 500 ha của Công ty Cà phê Ia Sao 2. Giám đốc Công ty Cà phê Ia Sao 2 vui mừng cho biết: Nhờ  giải pháp trên, sau khi thu hái, trước khi tưới đợt 1, đơn vị bón đồng loạt chất điều hòa pH đất của Tiến Nông; 15 ngày sau bón phân cà phê số 1 của Tiến Nông; đầu mùa mưa bón phân cà phê số 2; giữa và cuối mùa mưa bón phân số 3. Giải pháp này được thực hiện đồng bộ trên tất cả vườn cà phê kinh doanh của đơn vị. Kết quả, cây cà phê phát triển ổn định. Ở phần trên của cây, lá phát triển mạnh, bộ lá có màu xanh đều, lá non phát triển nhiều hơn. Đất tơi xốp, có giun đất ở bên dưới, nhờ vậy, rễ tơ ra nhiều, hút được các chất dinh dưỡng, cây trẻ hóa, sản lượng trung bình đạt 4-6 tấn nhân/ha. “Với sản lượng này, 3 năm về trước, nhiều công nhân có mơ ước cũng không được. Còn niên vụ cà phê vừa qua, năng suất vượt trội, trung bình đạt 6-7 tấn nhân/ha. Mỗi héc-ta cà phê tiết kiệm được 15-20% chi phí”-bà Thanh cho biết thêm.
Tổng Công ty Cà phê Việt Nam ký kết sử dụng sản phẩm phân bón Tiến Nông. Ảnh: Đ.Y
Tổng Công ty Cà phê Việt Nam ký kết sử dụng sản phẩm phân bón Tiến Nông. Ảnh: Đ.Y
Tại vườn cà phê 33 năm tuổi của gia đình, ông Vũ Đình Thơi (Đội 6, Công ty Cà phê Ia Sao 2) cũng không khỏi ngỡ ngàng sau 3 năm sử dụng giải pháp đồng bộ dinh dưỡng Tiến Nông, giúp vườn cây trẻ hóa. Ông Thơi cho biết: “Từ năm  2015 đến nay, tôi sử dụng toàn bộ phân bón Tiến Nông cho vườn cà phê 1 ha của gia đình.  Phân bón Tiến Nông không chỉ giúp cà phê trẻ hóa mà còn làm cho đất tơi xốp, năng suất cà phê đạt cao. Trước đây, khi chưa sử dụng phân bón Tiến Nông, một năm phải phun thuốc bảo vệ thực vật 3 lần, giờ chỉ cần phun 1 lần, hạn chế được bệnh gỉ sắt, quả phát triển đều, giảm được 1/3 chi phí, còn năng suất tăng lên 20%”.
Không chỉ với công nhân Công ty Cà phê Ia Sao 2, hiện nay, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh cũng đang áp dụng giải pháp đồng bộ dinh dưỡng Tiến Nông cho cây cà phê. Dẫn chúng tôi tham quan vườn cà phê 22 năm tuổi, ông Đào Văn Tuyển (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê) phấn khởi khoe: “Năm 2016, tôi sử dụng giải pháp đồng bộ dinh dưỡng Tiến Nông trên diện tích 4 ha cà phê. Trong đó, tôi đặc biệt coi trọng chất điều hòa pH của Tiến Nông để làm giảm độ chua trong đất, giúp cây cà phê hấp thụ tối đa lượng phân bón. Nhờ đó, vườn cà phê xanh tốt trở lại, cành đọt ra nhiều hơn. Năm 2017, cà phê thu được 5,5 tấn nhân/ha, trong khi năm trước chỉ thu được 3,5 tấn nhân/ha. Niên vụ năm 2018, vườn cà phê của gia đình tôi không bị  mất mùa, quả đều, lá xanh dày, ước sản lượng đạt 5 tấn nhân/ha”.
Trao đổi với P.V, ông Cao Văn Quang-Giám đốc Kinh doanh vùng 1 Tây Nguyên (Công ty cổ phần Công Nông nghiệp Tiến Nông) cho biết: Qua thực tế áp dụng giải pháp sử dụng đồng bộ dinh dưỡng Tiến Nông cho cây cà phê, năng suất, sản lượng tăng lên 20%/ha, giảm chi phí 15%/ha. Với giá cà phê khoảng 35 triệu đồng/tấn nhân như hiện nay, sau khi trừ hết chi phí, nông dân còn lời khoảng 70 triệu đồng/ha.
Còn ông Phan Xuân Thắng-Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Cà phê Việt Nam-cho rằng: “Đặt chân lên thủ phủ cà phê Tây Nguyên muộn hơn so với các doanh nghiệp khác nhưng Công ty cổ phần Công Nông nghiệp Tiến Nông có 4 nhà máy với dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại của Nhật Bản, tổng công suất thiết kế 500.000 tấn sản phẩm/năm, có Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Phát triển Công nghệ phân bón, sản phẩm đã có mặt tại 42 tỉnh, thành trong nước, trải khắp các vùng trọng điểm nông nghiệp và xuất khẩu sang các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Nam Phi, Bangladesh, Singapore, Campuchia… Hơn nữa, Tiến Nông là doanh nghiệp đầu tiên thực hiện giải pháp sử dụng đồng bộ dinh dưỡng cho cây cà phê, được người dân đón nhận. Đây là cơ sở để nâng cao giá trị sản lượng, tạo ra chuỗi giá trị kinh tế vượt trội cho mặt hàng cà phê khi ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường toàn cầu”.

Nhiều năm qua, giải pháp sử dụng đồng bộ dinh dưỡng Tiến Nông đã được các trung tâm, doanh nghiệp trồng cà phê và người dân các tỉnh Tây Nguyên lựa chọn áp dụng, mang lại hiệu quả cao. Chính vì vậy, ngày 27-7-2018, Tổng Công ty Cà phê Việt Nam chọn Công ty cổ phần Công Nông nghiệp Tiến Nông ký kết hợp tác sử dụng sản phẩm dinh dưỡng Tiến Nông cho các công ty thành viên trực thuộc Tổng Công ty Cà phê Việt Nam. Bộ sản phẩm dinh dưỡng Tiến Nông, gồm: chất điều hòa pH khử chua, nâng cao độ pH, kiểm soát pH đất, giải độc hữu cơ, giúp cây trồng hấp thụ phân bón tối đa; phân bón cà phê số 1-mùa khô, phân bón cà phê số 2-đầu mùa mưa và phân bón cà phê số 3-giữa và cuối mùa mưa.

Đinh Yến 

Có thể bạn quan tâm

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.

Các sản phẩm khởi nghiệp thu hút người tiêu dùng tại Ngày hội khởi nghiệp tỉnh Gia Lai năm 2024. Ảnh: M.K

“Làn sóng khởi nghiệp” chuyển động mạnh mẽ

(GLO)- 3 năm qua, Gia Lai đã từng bước tạo lập môi trường thuận lợi nhằm hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST). “Làn sóng khởi nghiệp” ngày càng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng, từng bước đi vào chiều sâu, nhất là ở lĩnh vực nông nghiệp.

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.