'Giải mã' tiền cổ thời Tây Sơn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Sau khi Nguyễn Huệ lãnh đạo quân Tây Sơn đánh thắng thù trong, giặc ngoài, triều đại Tây Sơn tập trung ngay vào việc xây dựng đất nước. Và đúc tiền là việc làm được triều đại Tây Sơn rất quan tâm.
Tiền Quang Trung thông bảo và Cảnh Thịnh thông bảo. ẢNH: NGUYỄN THANH QUANG
Tiền Quang Trung thông bảo và Cảnh Thịnh thông bảo. ẢNH: NGUYỄN THANH QUANG
Vua Quang Trung ban chiếu khuyến nông, phát triển công - thương nghiệp, mở rộng việc buôn bán trong lẫn ngoài nước. Trong phát triển kinh tế thì đúc tiền là việc làm được triều đại Tây Sơn rất quan tâm. Ba đời vua triều đại Tây Sơn đã cho đúc tiền là: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Quang Toản. Tiền thời Tây Sơn được chia làm 9 loại và căn cứ lưng tiền có các dấu hiệu khác nhau, người ta chia ra làm nhiều kiểu.
Năm 1778, Nguyễn Nhạc xưng đế, lấy niên hiệu là Thái Đức. Trong 15 năm trị vì, Nguyễn Nhạc cho đúc nhiều tiền đồng nhưng chỉ có một loại mang niên hiệu Thái Đức thông bảo. Tiền Thái Đức lưu hành trong phạm vi hẹp, cho đến nay giới khảo cổ tìm thấy chủ yếu ở các tỉnh xứ Đàng Trong (từ Quảng Nam đến Bình Thuận). Mặt tiền đúc nổi 4 chữ Thái Đức thông bảo, chữ viết chân phương.
Tiền Cảnh Thịnh thông bảo. ẢNH: NGUYỄN THANH QUANG
Tiền Cảnh Thịnh thông bảo. ẢNH: NGUYỄN THANH QUANG
Vì loại tiền này mỏng dẹp, có gờ viền mép hơi lớn và viền lỗ vuông rộng nên chữ viết bị thu nhỏ không nổi rõ, do đó chữ bị mờ khó đọc. Kỹ thuật đúc không sắc sảo, chất đồng không đẹp. Đường kính đồng tiền từ 22,5 mm đến 24 mm, lưng tiền có các dấu hiệu khác nhau. Tiền Thái Đức lưu hành song song cùng với tiền của vua Chiêu Thống, Quang Trung và Quang Toản.
Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế năm 1788, lấy niên hiệu là Quang Trung, đề nghị với nhà Thanh mở cửa ải, thông thương chợ búa, khiến cho hàng hóa không ngừng hoạt động, làm lợi cho sự tiêu dùng của dân. Để phát triển kinh tế, vua Quang Trung đã cho đúc 4 loại tiền rất nhiều kiểu với nhiều dấu hiệu khác nhau ở lưng tiền.
Loại 1: mặt tiền đúc nổi 4 chữ Quang Trung thông bảo, viết chân phương. Viền mép và lỗ rộng nên chữ viết bị thu nhỏ. Chữ đúc nổi không rõ, vì tiền mỏng nên có những chữ bị mờ, khó đọc. Gờ mép và viền lỗ ở cả 2 mặt tiền và lưng tiền không nổi rõ. Tiền làm bằng đồng đẹp hơn tiền Thái Đức. Đường kính đồng tiền 25 mm, lưng tiền có nhiều kiểu khác nhau.
Loại 2: mặt tiền đúc nổi 4 chữ Quang Trung đại bảo, chữ bảo viết giản thể, 3 chữ còn lại viết chân phương. Đường kính 25 mm, lưng tiền để trơn.
Loại 3: mặt tiền đúc nổi 4 chữ Quang Trung thông bảo, chữ bảo viết giản thể. Đường kính 25 mm, lưng tiền để trơn, có những vòng tròn nhỏ tiếp tuyến ở phía trong của gờ viền mép.
Loại 4: mặt tiền đúc nổi 4 chữ Quang Trung thông bảo, chữ viết chân phương. Lưng tiền đúc nổi hai chữ An Nam, chữ viết theo lối chữ thảo.
Tiền Thái Đức thông bảo. ẢNH: NGUYỄN THANH QUANG
Tiền Thái Đức thông bảo. ẢNH: NGUYỄN THANH QUANG
Tiền Quang Trung thông bảo được phát hiện rất nhiều trên khắp đất nước, cả vùng biên giới hay hải đảo xa xôi, đặc biệt là ở các thương cảng lớn.
Năm 1793, Nguyễn Huệ mất, con trai là Quang Toản lên ngôi lấy niên hiệu 2 lần: Cảnh Thịnh (1793-1801) và Bảo Hưng (1801-1802). Quang Toản cũng cho đúc 4 loại tiền, nhưng số lượng không nhiều như tiền Quang Trung. Tuy nhiên, thời kỳ này đã cho đúc những loại tiền đồng cỡ lớn dùng để ban thưởng hoặc cũng có thể tiêu dùng, mà các đời vua Thái Đức, Quang Trung không đúc.
Gồm các loại tiền:
Loại 1: mặt tiền đúc nổi 4 chữ Cảnh Thịnh thông bảo viết theo kiểu chữ chân phương. Có viền gờ mép rộng, lỗ vuông lớn.Hình dạng, kích thước chữ viết đều giống như tiền Quang Trung.Nhưng tiền đúc dày hơn và chất liệu đồng tốt hơn. Đường kính đồng tiền từ 22,5 mm đến 25 mm, lưng tiền để trơn hoặc có những dấu hiệu khác, giống như tiền thời Quang Trung.
Loại 2: mặt tiền đúc nổi 4 chữ Cảnh Thịnh thông bảo, chữ chân phương, rõ ràng và đẹp. Gờ viền mép có hình chữ T liên tiếp ngược chiều nhau. Đường kính lớn hơn các loại tiền khác: 26 mm. Tiền đúc dày, chất liệu đồng rất đẹp. Lưng tiền cũng có viền mép hình chữ T liên tiếp ngược chiều nhau giống như mặt tiền. Trên lỗ vuông 2 bên phải trái có đúc nổi hình rồng bay trong mây và dưới lỗ vuông có đúc nổi 2 con cá đang bơi trong nước.
Loại 3: tiền đồng lớn, đường kính 45 mm. Mặt tiền đúc nổi 4 chữ Cảnh Thịnh thông bảo, viết chân phương, có viền mép hình chữ T liên tiếp ngược chiều nhau. Tiền đúc dày, kỹ thuật đúc đẹp.
Loại 4: mặt tiền đúc nổi 4 chữ Bảo Hưng thông bảo. Đến nay tiền Bảo Hưng thông bảo vẫn chưa tìm thấy.
Tiền Quang Trung thông bảo. ẢNH: NGUYỄN THANH QUANG
Tiền Quang Trung thông bảo. ẢNH: NGUYỄN THANH QUANG
Ở Bình Định, tiền cổ thời kỳ Tây Sơn được phát hiện khá nhiều, địa bàn tìm thấy là những khu vực đồn trú quân lương của nghĩa quân Tây Sơn, cửa biển, bến sông và những nơi giao lưu, trao đổi, mua bán.
Tuy tồn tại trong thời gian ngắn (1778-1802), nhưng triều đại Tây Sơn đã cho đúc nhiều kiểu, loại tiền. Việc phát hiện các loại tiền Tây Sơn trên mọi vùng của đất nước ta chứng tỏ rằng lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam tiền Tây Sơn chiếm số lượng áp đảo tất cả các loại tiền Việt Nam và cả tiền Trung Quốc đang lưu hành đồng thời. Đây là một bằng chứng rất đáng chú ý về chính sách kinh tế của nhà Tây Sơn. Các vua triều đại Tây Sơn, nhất là Quang Trung đã ra sức xây dựng một nền kinh tế độc lập và giàu mạnh.
Theo Nguyễn Thanh Quang (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Là gốm nhưng không phải... gốm

Là gốm nhưng không phải... gốm

Sau thời gian dài thực nghiệm, nghệ nhân Đỗ Hữu Triết (51 tuổi, ngụ 66 Chi Lăng, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) sáng tạo thành công chất liệu mới có tên Việt kim diêu có thể đáp ứng nhu cầu sáng tạo nghệ thuật với nhiều đặc tính ưu việt.

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.